Hiện
nay, toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân ta đang ra sức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XII của Đảng, trong đó có nội dung tăng cường xây dựng Đảng trong sạch,
vững mạnh, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính
trị vững mạnh…, thì các thế lực thù địch vẫn đẩy mạnh thực hiện chiến lược
“diễn biến hòa bình” nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán của chúng là lật đổ
chế độ xã
hội chủ nghĩa ở nước ta, trong đó, chúng tập trung vào các hoạt động:
Thứ nhất, đòi xóa bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Điều 4 của Hiến pháp, với lý lẽ vừa hết
sức ngụy biện, vừa suy diễn một cách tùy tiện, có tính công kích, nói xấu Đảng
ta không hơn, không kém. Ai cũng hiểu rất rõ rằng, lịch sử cách mạng Việt Nam
đã ghi nhận toàn bộ quá trình thực thi nội dung các bản Hiến pháp năm 1946,
Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm
2013 đều gắn liền với những thắng lợi to lớn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng của
cách mạng nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Điều đó cho thấy rất
rõ Đảng ta đã, đang và chắc chắn sẽ thể hiện đầy đủ vai trò là người lãnh đạo
và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam . Đây là sự thật lịch sử hoàn
toàn không thể phủ nhận. Do vậy, việc đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong Hiến pháp là một hành động xét về mặt đạo lý thuần túy khác
gì là vô ơn, bội nghĩa cần phải lên án mạnh mẽ, một thái độ như vậy đã gây phẫn
nộ hơn lúc nào hết cho những ai biết chuyện.
Thứ hai, đòi
phân chia sự lãnh đạo duy nhất của Đảng, bằng cách yêu cầu thực hiện đa nguyên
chính trị, đa đảng đối lập với lập luận theo lối “ru ngủ” những ai nhẹ dạ, mất cảnh giác như: “Việc đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh
chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất
nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của Đảng
Cộng sản Việt Nam trước bối cảnh hiện nay của đất nước”. Và rằng : “Nhất nguyên, độc đảng là vi phạm dân chủ,
mất nhân quyền???”.
Những
hành động đó nhắc nhở chúng ta cần hết sức cảnh giác, không bao giờ mơ hồ, ảo
tưởng về sự thay đổi bản chất của chủ nghĩa đế quốc và mục tiêu nhất quán của
chúng là lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Quá
trình ra đời, phát triển và lãnh đạo cách mạng cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam
là một thành tố của hệ thống chính trị, là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị
và toàn xã hội. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, quyết định sự tồn tại và vững
mạnh của hệ thống chính trị, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước, thực
hiện và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
Cơ sở lý luận của luận điểm này, trước hết xuất phát từ
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản đối với hệ thống chính trị là điều kiện tiên quyết bảo đảm
cho việc thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, cho sự tồn
tại của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Sự lãnh đạo của Đảng ta đối với hệ thống chính trị quyết
định tới bản chất chính trị của Nhà nước, đó là bản chất giai cấp công nhân,
Nhà nước của dân, do dân và vì dân: thực hiện dân chủ với nhân dân và dân tộc.
Sự lãnh đạo đó định hướng cho các hoạt động của Nhà nước được đúng đắn, ngăn
ngừa và khắc phục những khuyết tật có thể nảy sinh của bộ máy và công chức nhà
nước, làm cho Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoàn thành tốt chức năng giai cấp
và quản lý xã hội.
Hệ
thống chính trị là thiết chế, cơ chế chính trị bảo đảm và thông qua đó nhân dân thực hiện quyền
làm chủ của mình. Tuy nhiên,
quyền làm chủ của nhân dân
chỉ được thực hiện và phát huy cao độ, có hiệu quả tích cực khi có định hướng
chính trị đúng đắn, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Nó khắc phục những nhận
thức và hành vi sai trái về dân chủ như: dân chủ tư sản. dân chủ cực đoan, vô
chính phủ, coi thường kỷ cương hoặc thờ ơ chính trị... trong xã hội.
Ở đây, một lần nữa cần khẳng định rằng, sự
lãnh đạo của Đảng ta đối với hệ thống chính trị và xã hội không phải là sự áp đặt
mà là sứ mệnh lịch sử giao phó cho Đảng ta; đồng thời Đảng ta xứng đáng với sứ
mệnh cao cả mà nhân dân ta đã tin cậy trao cho Đảng. Hơn 80 năm qua, Đảng ta là
lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Có được vai trò đó là
do Đảng ta là một tổ chức chiến đấu, đội tiền phong của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động, bao gồm những con người ưu tú, giác ngộ, tiên tiến nhất của
dân tộc, hết mình phấn đấu vì độc lập dân tộc, vì tự do hạnh phúc của nhân dân.
Lý tưởng chiến đấu của Đảng ta phù hợp với xu thế khách quan của
thời đại. Đảng ta được trang bị chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm
bắt và vận dụng quy luật khách quan phù hợp với điều kiện lịch sử đất nước, kế thừa và phát huy truyền thống
anh hùng của dân tộc được nhân dân tin yêu, đùm bọc và ủng hộ; đã lãnh đạo nhân dân
ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Thực tiễn cũng cho thấy, ở nước ta hiện nay không có
sự cần thiết khách quan để lập nên cơ chế chính trị đa nguyên, đa đảng đối lập.
Thừa nhận đa đảng đối lập, có nghĩa là tạo điều kiện pháp lý cho sự ngóc đầu dậy
ngay tức khắc của các lực lượng phản động, phục thù trong nước và từ nước ngoài
trở về hoạt động chống Tổ quốc. Chúng ta đã vượt qua giai đoạn cách mạng dân chủ
nhân dân, các lực lượng chính trị đối kháng đã bị đánh đổ. Không có lý do gì
chúng ta lại cho phép chúng phục hồi và hành động hợp pháp để chống lại Đảng ta
và chế độ ta. Đó là điều Đảng ta và nhân dân ta công khai tuyên bố. Bởi vì, nếu làm điều đó, chỉ là sự mơ hồ về giai cấp và đấu tranh giai cấp, là sự dại dột và ngây thơ, thậm
chí ngu dốt về chính trị. Đó còn là sự vô ơn, bội nghĩa, phản bội lịch sử mà bao
thế hệ đồng bào, đồng chí đã dũng cảm chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do vì chủ
nghĩa xã hội. Hiện nay, một số kẻ đang lớn tiếng vu khống Đảng, Nhà nước ta vi
phạm dân chủ. nhân quyền. Thực chất đó là thủ đoạn kích động, hòng gây mất ổn định
chính trị để làm suy yếu,
tiến tới lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Thực tế lịch sử cho thấy, tiêu chí của dân chủ đâu có phải là chế độ một đảng
hay đa đảng, mà tuỳ thuộc vào thực chất nhân dân có là chủ thể của quyền hay
không? dân chủ của số ít hay số đông ? Dân chủ vì ai và cho ai ? Chúng ta đã
chứng kiến ở miền Nam nước ta thời kỳ dưới chế độ Mỹ - ngụy và hiện nay ở nhiều
nước trên thế giới có chế độ đa đảng, thực chất các quyền tự do, dân chủ của
nhân dân rất hạn chế, và bị chà đạp trắng trợn hoặc che đậy tinh vi; đồng thòi,
đi liền với nó là tình trạng tranh giành quyền lực quyết liệt gây nên hỗn loạn
xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét