Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

VÔ HIỆU HOÁ ÂM MƯU LỢI DỤNG VẤN ĐỀ TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG NƯỚC TA HIỆN NAY CỦA CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC VÀ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH



Qua 86 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trước đây cũng như trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Đảng ta luôn luôn có quan điểm và chính sách đúng đắn về vấn đề tôn giáo. Trước yêu cầu mới của  tình hình và nhiệm vụ cách mạng, để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc vì mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, động viên mọi tiềm năng sáng tạo, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân nhằm đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đại hộiVIII của Đảng tiếp tục khẳng định chính sách tôn giáo từ trước đến nay và chỉ rõ: Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật.. Chính sách tôn giáo đúng đắn và sáng tỏ đó có tác dụng cổ vũ động viên to lớn, khiến đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo vuivẻ, phấn khởihoà hợp cùng cả cộng đồng dân tộc, sống “tốt đời đẹp đạo”, làm tròn nghĩa vụ trách nhịêm công dân đốivớiTổ quốc Việt Nam xã hộichủ nghĩa.
Ở nước ta, đồng bào có đạo là nhân dân lao động, có lòng yêu nước, đã góp phần cùng toàn dân phấn đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều chức sắc tôn giáo đã làm tốt việc đạo, việc đời, hướng dẫn tín đồ chấp hành đúng các chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhiều tăng ni, phật tử, tín đồ đã lập được thành tích to lớn trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Những đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của đồng bào có đạo được Đảng và Nhà nước cao, thể hiện niềm tin và sự trân trọng sâu sắc. Điều đó chứng tỏ chính sách tôn giáo của Đảng được đồng bào có đạo tán thành, ủng hộ va ra sức thực hiện. Bởi vì Đảng ta luôn luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân. Do vậy, nếu aiđó cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam không quan tâm hay viphạm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, thì đó thực sự là một sự xuyên tạc và vu cáo trắng trợn. Trong Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị và Cương lĩnh xây dựng đất nước thông qua Đại hội VII, Đảng ta đã khẳng định một cách hoàn toàn rõ ràng: “Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nâhn dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời cũng có những tình cảm rất ưu ái đối với đồng bào có đạo. Với nhân quan chính trị đúng đắn và niềm tin yêu sâu sắc, Người khẳng định đồng bào có đạo “là những người chân chính yêu nước, đồng thời cũng là những chân chính tín đồ của đức Giê-su”, bởi theo Người thì: “Đức Giê-su hy sinh vì muốn loài người được tự do hạnh phúc, đồng bào ta cả lương cả giáo cũng vì tự do hạnh phúc cho toàn dân mà hy sinh, phấn đấu”. Chính vì vậy, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta từ trước đến nay và cả sau này là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện đoàn kết lương – giáo, đoàn kết toàn dân. Ngày nay, sự nghiệp xây dựng đất nước hơn bao giờ hết đòi hỏi phải mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, trên cơ sở lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, đoàn kết với mọi người trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, kể cả trong nước và nước ngoài, cả theo đạo và không theo đạo. Đó là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, bởi cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, không phát huy được vai trò làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì không thể đưa cách mạng đến thành công. Thực hiện đạiđoàn kết dân tộc, phát huy vaitrò làm chủ của nhân dân đối với đồng bào theo đạo trong cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc quyết liệt và phức tạp hiện nay là phải tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào thực hiện phần đạo chu tất, phần đời tốt đẹp, tích cực tham gia xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phấn đấu là những tín đồ chân chính đồng thời cũng là những công dân chân chính. Có như vậy mới đập tan được âm mưu giành giật trái tim, khối óc quần chúng trong chiến lược “diễn biến hoà bình” thâm độc của kẻ thù đối với sự  nghiệp của cách mạng của nhân dân.
Cần thấy rằng, trong chiến lược chống phá cách mạng nước ta hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch triệt để lợi dụng các vấn đề dân tộc và tôn giáo. Chúng coi đó là những trọng điểm chống phá để làm lung lay khối đại đoàn kết toàn dân của ta, tạo ra những khoảng trống tinh thần – tâm lý, khoét sâu định kiến, mặc cảm, xoá bỏ bầu không khí cởi mở và tin cậy trong nhân dân ta, từ đó gây mầm bạo loạn, lật đổ chế độ ta.
Thực tế lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng, mặc dù tôn giáo thường bị kẻ thù lợi dụng để thực hiện những mưu đồ chính trị của chúng, nhưng đồng bào có đạo luôn cảnh giác đấu tranh chống lại sự lợi dụng đó và thường xuyên thực hiện tốt khẩu hiệu “Kính Chúa yêu nước”. Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang sử dụng nhiều âm mưu thủ đoạn thâm độc và xảo quyệt trong chiến lược “diễn biến hoà bình” để kích động giáo dân chống phá ta, hy vọng biến “Việt Nam thành Ba Lan thứ hai” hay một “Ba Lan châu Á”. Nhưng do có lòng yêu nước và giác ngộ cao, giáo dân cả nước cùng toàn Đảng, toàn dân ta đã và đang tỉnh táo đấu tranh vạch trần mưu đồ đen tối này. Tuy nhiên, cũng còn có người chưa nhận rõ âm mưu thủ đoạn của địch, có người bị địch lợi dụng, thậm chí có kẻ can tâm làm tay sai cho đế quốc, mượn tên Chúa lừa bịp nhân dân. Đó là vấn đề không thể xem thường, đòi hỏi mọi người phải thường xuyên nâng cao tinh thần cảnh giác để không sa vào âm mưu, cạm bẫy của địch. Do vậy, để có thể vô hiệu hoá âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo của kẻ thù trong chiến lược “diễn biến hào bình” chống phá cách mạng nước ta hiện nay, trước hết cần làm cho mọ ingười nhất là giáo dân hiểu rõ mưu đồ đen tối, xảo quyệt và những chủ trương biện pháp cụ thể của chúng. Đó là:
Thứ nhất, các thế lực đế quốc và bọn phản động đội lốt các tôn giáo đã có sự điều chỉnh về chủ trương, biện pháp hoạt động. Nếu trước đây chủ trương của chúng mới chỉ là “thích nghi để tồn tại”, thì hiện nay chúng xác định là “thích nghi có chiều sâu” nhằm đẩy nhanh quá trình thực hiện “tôn giáo hoá đời sống xã hội” tiến tới lật đổ chế độ chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
 Thứ hai, chúng ra sức tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng ta về vấn đề tôn giáo, khoét sâu mâu thuẫn nội bộ, hết sức lợi dụng những phần tử xấu trong các tôn giáo, coi đó là lực lượng xung kích để liên kết chặt chẽ giữa bọn phản động trong các tôn giáo với bọn phản động trong các dân tộc, tạo thời cơ cho bạo loạn lật đổ.
 Thứ ba, lợi dụng chính sách mở cửa và sự mở rộng dân chủ ở nước ta, các thế lực thù địch ráo riết đẩy mạnh hoạt động trong các tôn giáo,truyền đạo trái phép, phát triển và mở rộng lực lượng, hòng tạo lợi thế cho các tổ chức tôn giáo nắm quyền chi phối về chính trị. Biểu hiện cụ thể là:
- Phát triển, mở rộng lực lượng chống đối trong các tôn giáo hướng vào các trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, xã hội như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và những nơi đông dân cư, vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc ít người (Tây Nguyên, Tây Bắc,…), khu căn cứ cách mạng trước đây của ta để hình thành các gọng kìm chiến lược hỗ trợ cho sự phản loạn.
- Đối tượng chủ yếu để phát triển đạo là hướng vào mua chuộc và lôi kéo thế hệ trẻ như thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên các trường đại học,…
           - Tăng cường truyền đạo, phát triển tổ chức cả hợp pháp và bất hợp pháp, đáng lưu ý là xuất hiện hiện tượng dùng vật chất, tiền bạc để lôi kéo, mua chuộc đồng thời tiến hành điều chỉnh hoặc thay đổi các lễ nghi tôn giáo cho phù hợp với đặc điểm Việt Nam và từng vùng dân cư để lôi kéo người theo đạo.
Thứ tư, thực hiện chính sách liên kết tôn giáo (chúng gọi tắt là chính sách liên tôn) để tập hợp lực lượng, khắc phục sự chia rẽ và mâu thuẫn vốn tiềm ẩn trong các tôn giáo trước đây.
Thứ năm, phối hợp hoạt động giữa các tổ chức tôn giáo trong nước với các tổ chức tôn giáo quốc tế, giữa các phần tử phản động trong các tôn giáo ở trong nước với bọn phản động tôn giáo bên ngoài. Gần đây, số tiền viện trợ dành cho các tôn giáo ở Việt Nam dưới các hình thức vừa trực tiếp, vừa gián tiếp, vừa bí mật vừa công khai lên tới hàng trăm triệu đô la.
Đó là những biểu hiện mới trong âm mưu thủ đoạn của kẻ thù hòng lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta. Quán triệt sâu sắc chính sách tôn giáo của Đảng, để vô hiệu hoá các âm mưu, thủ đoạn nói trên, theo chúng tôi, cần thực hiện tốt mấy biện pháp cơ bản sau đây:
Một là, phải thường xuyên coi trọng giáo dục và phát huy lòng yêu nước và sự giác ngộ cao của giáo dân trong cả nước, đi đôi với tuyên truyền sâu rộng chính sách tôn giáo của Đảng, đồng thời nhạy bén, kịp thời vạch trần âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo của kẻ thù để đồng bào có đạo và toàn bộ nhân dân ta nắm vững và có ý thức cảnh giác thường trực.
Nhân dân ta nói chung và đồng bào có đạo nói riêng vốn đã có truyền thống yêu nước nồng nàn, rất quý trọng độc lập tự do. Mỗi khi dân tộc bị xâm lăng, thì cộng đồng dân tộc Việt Nam không phân biệt tôn giáo, dân tộc đều nhất tề đứng lên đánh đuổi kẻ thù. Do vậy, việc tuyên truyền chính sách tôn giáo của Đảng, vạch trần âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của kẻ thù phải được coi là một biện pháp quan trọng hàng đầu để phát huy truyền thống yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc trong toàn dân nói chung cũng như đồng bào có đạo nói riêng.
Hai là, tăng cường công tác giáo dục quy phạm pháp luật của Nhà nước ta về vấn đề tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân.
Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nêu rõ: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo… không ai được xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo hoặc lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để làm tráipháp luật và chính sách của Nhà nước”. Đây chính là cơ sở pháp lý, quy phạm pháp luật để mỗi công dân hiểu rõ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mình một cách đúng đắn, đồng thời là cơ sở để nâng cao trách nhiệm công dân đấu tranh với những hiện tượng vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của công dân như: truyền đạo bất hợp pháp, không xin phép chính quyền tự  ý tuỳ tiện tổ chức lực lượng “bảo vệ đạo”, lợi dụng vấn đề đất đai, nhà thờ, chùa chiền,… để đối lập, chia rẽ chính quyền với nhân dân có đạo, v.v..
Ba là, nâng cao năng lực thực tiến lãnh đạo, quản lý vấn đề chính trị nói chung và vấn đề tự do tín ngưỡng tôn giáo nói riêng cho đội ngũ cán bộ cơ sở ở địa phương, nhất là ở các vùng có đạo. Thực tiễn cho thấy, cán bộ chính quyền ở địa phương nào có năng lực lãnh đạo, quản lý tốt vấn đề chính trị (ở vùng có đạo bao gồm cả vấn đề tôn giáo), thì ở đó mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước sẽ được tổ chức thực hiện tốt, đời sống mọi mặt và an ninh chính trị – xã hội ổn định.
Bốn là, kiên quyết trừng trị bọn phản động đội lốt tôn giáo và lợi dụng vấn đề tôn giáo để hoạt động chống phá ta.
Các biện pháp trên đây nếu được thực hiện tốt và kết hợp chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ biện chứng, chắc chắn sẽ góp phần thiết thực vô hiệu hoá âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Nó vừa bảo vệ được lợi ích của cách mạng, vừa bảo vệ được quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, bảo đảm xây dựng các tổ chức tôn giáo thực sự đóng vai trò phục vụ cho yêu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

2 nhận xét:

  1. Trong giai đoạn vừa qua, núp dưới vỏ bọc “dân chủ, nhân quyền”, tổ chức Việt Tân đang đẩy mạnh chiến dịch xuyên tạc, đả kích Việt Nam trên các phương tiện truyền thông thù địch ở nước ngoài và trên các trang mạng xã hội, nhằm thực hiện cuộc “Cách mạng màu” với âm mưu lật đổ chính quyền tại Việt Nam.Các hoạt động bôi nhọ xuyên tạc của Việt Tân tập trung khai thác các vấn đề nhạy cảm liên quan lợi ích, an ninh chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ VN, những vấn đề đang tồn tại trong nước như nạn tham nhũng, khiếu kiện, những sơ hở thiếu sót trong chính sách của Nhà nước ta, kích động số dư luận trong nước bất mãn với đường lối, chính sách của ta, nuôi dưỡng các mầm mống chống đối chế độ, tiến tới kích động các hoạt động biểu tình, bạo loạn. Việt Tân đẩy mạnh khai thác vấn đề Biển Đông, phát động các chiến dịch tuyên truyền “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam”. Vấn đề formosa để đẩy Chính phủ Việt Nam vào thế bị động nhằm mở đường cho kế hoạch công khai hóa tại VN. Tuy nhiên, nhóm tụ tập biểu tình trở nên lạc lõng ngay giữa các trung tâm thị thành, người dân không lạ gì những con người đang hô hào dân chủ, đa nguyên này bởi cái gọi là "nhân cách", "đạo đức" của họ ngay tại nơi sinh sống ai cũng biết và cũng hiểu. Thế nên, họ cũng chỉ như những con rối mua vui một lúc nào đó cho dân qua đường mà thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Quốc hội xây dựng và ban hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo là rất cần thiết, là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Việc ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo sẽ tiếp tục thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo; cụ thể hóa tinh thần và nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; nội luật hóa các Điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về tín ngưỡng, tôn giáo. Có như vậy sẽ là cơ sở để trừng trị những kẻ cam tâm mượn cớ tôn giáo chống phá nước ta.

    Trả lờiXóa