Từ trước đến nay, trẻ em luôn là đối tượng được quan tâm nhất của
xã hội, luôn cần được sự chở che, đùm bọc, quan tâm, chăm sóc và giáo dục của
gia đình, thầy cô và toàn xã hội. Bởi vì trẻ em là tương lai của gia đình, của
đất nước, đồng thời các em chưa hoàn thiện về nhận thức, do vậy
cần được sự chở che, dạy dỗ của nhà trường và xã hội để các em có thể vững vàng
bước vào cuộc sống. Thế nhưng, một vụ việc
đáng buồn xảy ra mới đây thôi, xuất phát từ tư tưởng “mông muội” của những
người làm cha, làm mẹ, bị kẻ xấu tuyên truyền, lợi dụng lại làm
lỡ đi cơ hội học tập, trưởng thành của chính con em mình.
Ngày 5/9 vừa qua, trong khi hàng chục triệu học sinh, sinh viên nô
nức chào đón ngày khai giảng năm học mới, tưng bừng gặp lại trường lớp và thầy
cô, bạn bè chuẩn bị bắt đầu năm học mới thì gần 1000 học sinh từ mầm non đến
trung học cơ sở ở xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) lại bị bố mẹ… bắt
ở nhà. Lý do mà các vị phụ huynh trên đưa ra cho báo chí là bởi vì do tác động
của vụ việc Fomusa, người dân không có việc làm nên không có tiền cho con em mình đến lớp.
Nghe thì có vẻ hợp lý, các em không đến trường được bởi vì hoàn
cảnh quá khó khăn, nhưng nếu chúng ta suy xét kỹ
hơn thì thực tế không chỉ như vậy. Trước hết, rõ ràng, vụ Fomusa
có tác động ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của ngư dân, đặc biệt là người dân
4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng hết sức nặng nề. Tuy nhiên, nếu chỉ một vài hộ ở
một xã bị tác động đến mức không có tiền cho con đi học được
thì hợp lý, tuy nhiên, tới vài trăm hộ trong một xã không đủ tiền cho con đến lớp trong 1 xã thì chúng ta cần phải xem lại tính hợp
lý của nó (mặc dù chính quyền địa phương đã có
nhiều hỗ trợ: miễn giảm 1/3 các khoản đóng góp, tiến hành công tác đền bù cho ngư dân chịu thiệt hại bởi sự cố môi
trường biển, nhưng nhiều người dân trong xã…
không chịu hợp tác, kiểm kê). Chúng ta đặt câu hỏi: nếu tác động của sự cố môi trường biển ảnh hưởng tới mức hàng trăm hộ
trong một xã không có tiền cho con đi học, vậy
thì còn hàng trăm nghìn hộ gia đình khác ở 4 tỉnh miền trung cũng bị ảnh hưởng như
vậy thì sao? Tại sao lại không xảy ra trường hợp tẩy chay trường lớp như vậy,
tại sao hàng trăm nghìn hộ gia đình ở các địa phương khác lại có thể đưa con họ
đến trường? Những hộ gia đình ở xã Kỳ Hà, Kỳ Anh thực sự không có tiền cho con đến trường
hay họ bị kích động, giật dây từ các đối tượng xấu nhằm gây sức ép.
Như tìm hiểu của tác
giả, xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh là một xã người dân chủ yếu theo đạo Công giáo,
nằm trong địa phận của giáo phận Vinh do ông Nguyễn Thái Hợp làm giám mục. Đây
là vị linh mục trong thời gian gần đây liên tục có hoạt động kích động giáo
dân, lợi dụng vụ việc Fomusa và vấn đề tôn giáo để gây rối trật tự công cộng,
gây phức tạp tình hình địa phương. Đặc biệt, mới đây nhất, vị linh mục này đã
kích động hàng nghìn giáo dân ở thị xã Kỳ Anh tiến hành biểu tình với lý do phản đối Fomusa, “bảo vệ môi trường”,
kèm theo nhiều lời lẽ bôi xấu, đòi lật đổ chính quyền.
Đây không phải là lần đầu tiên các bậc phụ huynh nghe theo lời xúi
giục, dật dây của những kẻ “đội lốt” để không cho con em đến trường, mà trước
đó vào ngày 04 tháng 07 năm 2016 hằng trăm em học sinh cùng phụ huynh cư
ngụ tại thôn Đồng Niên, Xã Kỳ Lợi, Thị Xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh tập trung biểu tình
trước cổng một trường trung học cơ sở tại địa phương nhằm đòi hỏi “quyền” được
đến trường để học của các em, mà nói thẳng ra là đòi các yêu sách mà đám rận
chủ đứng sau xúi dục.
Cũng như, trước đó đám phản động đã kích động thành công các bậc
phụ huynh này đưa con em của họ đến trước cổng nhà máy Formusa để tiến hành
biểu tình, chống đối, đòi đáp ứng các yêu sách quá đáng mà chúng đã soạn thảo
từ trước và tuyên truyền cho quần chúng nhân dân nhẹ dạ cả tin.
Điều làm tôi băn khoăn là không biết lý do vì sao các bậc phụ huynh
của các em học sinh này lại nhẹ dạ cả tin vào những lời kích động và tỉ tê của
đám phản động để bắt con em của họ ở nhà, không cho đến trường khai giảng, điều
này trực tiếp ảnh hưởng xấu đến tương lai của con em họ, cũng như làm cho tình
hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thêm phức tạp.
Vậy ai là người bị thiệt hại trong vụ việc này. Trước hết, đó chính là gia đình các giáo dân ngăn cản con đến trường, bởi
lẽ, việc ngăn cản con đến trường ảnh hưởng chính đến quyền được học tập chính đáng của con em họ, ảnh hưởng tới tương lai
gia đình họ. Thử hỏi, một đứa trẻ không được đào tạo, dạy dỗ trong môi trường
nhà trường, suốt ngày ở nhà với bố mẹ chìm ngập trong lời lẽ kích động thì các
em sẽ bị ảnh hưởng như thế nào. Liệu tình cảnh
đó có biến các em thành những kẻ có tư tưởng cực đoan, quá khích, thậm chí
như bọn IS hay không? Ai tước đi quyền làm người tốt,
lương thiện của chúng ngoài hành động mông muội của cha mẹ? Tiếp đó, vụ việc này đưa tới hình ảnh xấu của nền giáo dục nói riêng và uy tín của chính quyền địa phương tại Hà Tĩnh. Người ta sẽ đặt
câu hỏi về chất lượng, vai trò trong việc vận động, cổ vũ học sinh đến lớp của chính quyền, về mâu thuẫn giữa chính quyền với nhân dân.
Cuối cùng, chỉ có những kẻ xấu, lợi dụng sự nghe lời của giáo dân
mới là những kẻ hưởng lợi, lợi cả đôi đường: từ bôi xấu chính quyền tới việc thu hút được một đội ngũ những người lầm tin
vào chúng tham gia chống chính quyền. Tuy nhiên, cuối
cùng, nhân nào gặp quả đấy, bộ mặt lừa gạt của chúng chắc chắn sẽ bị lột bỏ,
phỉ báng!
nhân nào gặp quả đấy, bộ mặt lừa gạt của chúng chắc chắn sẽ bị lột bỏ, phỉ báng!
Trả lờiXóaBọn phản động chống phá cách mạng nước ta không chừa một thủ đoạn nào, đê hèn và đê tiện nhất, độc ác nhất là lợi dụng các cháu thiếu niên, nhi đồng.
Trả lờiXóa