Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Gác lại quá khứ chứ không quên quá khứ



Năm 1973 H. Kissinger (khi đó đang là Bộ trưởng ngoại giao Mỹ) sau khi ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam đã nói: "Hai mươi năm sau chúng ta sẽ trở lại Việt Nam. Không phải với xe tăng, đại bác, chiến hạm hay pháo đài bay mà bằng xấp đô la. Khi đó, cờ Mỹ sẽ bay không chỉ ở Sài Gòn mà còn hiên ngang giữa lòng Hà Nội. Những gì bom đạn không thể làm được thì sức mạnh của đồng đô la sẽ giải quyết. Người Việt Nam sẽ đón chúng ta như những vị ân nhân". Và ông đã đúng, đúng không sai 1 câu 1 từ, 20 năm kể từ ngày ngày mở cửa hội nhập chúng ta đã đón nguyên thủ quốc gia của họ với một sự nồng nhiệt hiếm thấy, thậm chí trên khắp các diễn đàn trên mạng đang sục sôi chia sẻ từng lời nói, từng hành động của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ khi đến thăm Việt Nam.  
 Cơn mưa những lời khen vội vàng về ông tổng thống Mỹ khiến người ta quên đi bao nhiêu bài học, bao nhiêu câu hỏi chưa cũ. Chiến tranh lùi xa hơn 40 năm và đằng sau những lời hoa Mỹ là gì: Việt Nam sẽ phải mất hơn 300 nữa để tháo gỡ hết bom mìn do quân đội Mỹ dội xuống đất này mà đến nay những hỗ trợ của Mỹ trong giải quyết vấn nạn bom mìn vẫn chỉ là hình thức. Ai có nhớ nhiệm kỳ trước, Tổng thống Bil Clinton khi sang thăm Việt Nam đã thăm Bảo tàng bom mìn Việt Nam, được nhìn thấy những hình ảnh phụ nữ, trẻ em Việt Nam phải chết thê thảm vì bom mìn sau chiến tranh. Bạn tôi ở Trung tâm Xử lý bom mìn (thuộc Binh chủng Công binh) kể rằng, ông Clinton đã lặng đi xúc động, nghe nói hình như còn chảy cả nước mắt. Nhưng rồi từ đó đã hơn 10 năm, chẳng thấy họ làm được gì nhiều như đã hứa ngoài những ngừoi lính công binh Việt Nam vẫn cần mẫn đêm ngày đi tìm thần chết dưới cỏ...Hàng triệu người Việt Nam đã, đang và sẽ phải sống với di hoạ chiến tranh - nỗi đau da cam do quân đội Mỹ rải xuống nhưng đến nay ngoài nỗ lực của Hội nạn nhân chất độc da cam và Chính phủ Việt Nam dù nền kinh tế còn khó khăn vẫn hỗ trợ cho hàng triệu ngừoi lâm hoàn cảnh ấy.


Thay cho lời kết, xin được  kể một câu chuyện của một người Việt Nam khi sang Hàn Quốc công tác: Một lần, lúc ngồi ăn với một GS Hàn Quốc ở Seoul, ông ấy trách: "Người Việt Nam các ông chóng quên thật, không như chúng tôi". Nghe nóng tai, tôi hỏi: "Sao ông nói thế?". Ông ấy thản nhiên:" Các ông đã bắt tay với Mỹ chứ chúng tôi không bao giơ quên tội ác của người Nhật. Chúng tôi phá cả dinh Toàn quyền Nhật gần cố cung đấy". Tôi bảo: "Nói ông đừng giận. Chúng tôi không quên mà gác lại quá khứ để hướng về tương lai thôi. Chả thế sao giờ ông và nhiều người Hàn Quốc lại sang nước tôi làm ăn, sinh sống. Chúng tôi không quên lính Rồng Xanh và những tội ác của họ nhưng cũng không cần nhắc lại hàng ngày vì nó không cần thế ông ạ. Sống mãi với hận thù cũng khổ lắm chứ". Ông ấy im lặng rồi chúng tôi nói sang chuyện khác. Năm nay đã hơn 40 năm kể từ cuộc chiến ấy. Nỗi đau của những gia đình có người thân ngã xuống trong cuộc chiến tranh ấy đã thành sẹo nhưng vết sẹo thì không bao giờ hết. Những ngày này mọi người đang nhớ về cuộc chiến tranh ấy và những người đã ngã xuống không phải để chồng chất thêm hận thù nhưng cũng cần nhắc nhau đừng quên tâm địa của những kẻ sẵn sàng cầm dao xỉa vào lưng mình để rồi lại phải trả giá cho sự cả tin đến ngây thơ ấy”.



1 nhận xét:

  1. Chính xác. Chúng ta không ai được quên lịch sử hào hùng của dân tộc

    Trả lờiXóa