Hiện nay các thế lực thù địch dựng lên chiêu bài dân chủ,
nhân quyền, yêu nước để chống phá Việt Nam không phải là vấn đề mới. Song, những
mưu mô, thủ đoạn và cách thức tổ chức hoạt động của chúng là vô cùng xảo quyệt,
thâm hiểm. Chưa bao giờ người ta thấy có nhiều cá nhân, hội nhóm, tổ chức tự
xưng với danh nghĩa dân chủ, nhân quyền, yêu nước như những năm gần đây, nào
là: “Hội phụ nữ nhân quyền”, “Nhóm tuổi trẻ yêu nước”, “Hội dân oan”, “Nhóm
công dân tự do”, “Hội cựu tù nhân lương tâm”, “Mạng lưới blogger Việt Nam”, “Hội
ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo”, “Hội nhà báo độc lập”, “Liên đoàn lao động
Việt tự do”, v.v. Nhân sự kiện tổng thống Mỹ thăm Việt Nam, tình trạng môi trường
ở miền Trung…chúng càng được dịp chống phá, kích động của các thế lực thù địch,
chống đối nhằm chia rẽ nội bộ ta càng gay gắt, quyết liệt. Chúng đòi đa đảng
phái chính trị, đòi Đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê-nin, vai trò độc tôn lãnh đạo dân tộc và con
đường phát triển đất nước theo chủ nghĩa xã hội là điều đã được các thế lực chống
cộng liên tục đặt ra với Việt Nam trong nhiều năm qua. Đó cũng là mấu chốt,
nguyên nhân sâu xa nhất tạo ra thù địch đối với Việt Nam. Chúng xuyên tạc lịch
sử, phủ nhận những thành tựu mà Đảng ta, nhân dân ta đã đặt được, vu cáo trắng
trợn tình hình dân chủ ở nước ta. Các tổ chức dưới “sự hà” hơi, “tiếp sức” bằng
những đồng đôla bẩn thỉu, liên tục cho ràng chúng ta không dân chủ, thiếu dân
chủ, kêu gọi đấu tranh vì dân chủ, theo kiểu tư sản, “dân chủ không tính tư”,
“dân chủ giả hiệu”, tung hô dân chủ tư sản, vô lối vì giai cấp bóc lột.
Song trên thực tế hiển nhiên không phải như những gì chúng
nói. Nhiều học giả, các nhà chính trị, ngoại giao và nhân dân các nước tiến bộ
trên thế giới ngày càng hiểu ra điều đó qua thực tế quá trình phát triển toàn
diện ở Việt Nam. Sau 30 năm đổi mới, từ một nước đi ra từ chiến tranh kéo dài,
bị bao vây cấm vận, nền kinh tế nông nghiệp phụ thuộc, nạm phát lên đến 3 con số.
Đến nay chúng ta đã có một nề kinh tế tự chủ, phát triển theo hướng công nghiệp
hiện đại, từ nước thiếu lương thực, trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới,
nhiều mặt hàng xuất khẩu chiếm ưu thế trong khu vực và trên thế giới như dệt
may, da giầy, thủy sản, cà phê, chè, hồ tiêu, cao su…đời sống nhân dân được cải
thiện, nhất là chất lượng y tế giáo dục, việc làm, an sinh xã hội. các vấn đề
xã hội có bước tiến rõ rệt, đặc biệt là vấn đề dân chủ, quyền con. Hiện nay,
quyền con người, quyền công dân của mọi cá nhân được Nhà nước Việt Nam đảm bảo
bằng Hiến pháp, pháp luật và thể hiện rõ trong thực tiễn, hoàn toàn phù hợp với
pháp luật và thông lệ quốc tế. Hiến pháp 2013 chúng ta giành hẳn Chương II,
“Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, khẳng định mạnh mẽ với
thế giới bản chất của Nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam làm tất cả vì mục tiêu
con người, đảm bảo quền con người theo Công ước Liên hợp quốc. Gần đây, Việt Nam được bầu làm Ủy viên không
thường trực (nhiệm kỳ 2008 - 2009) của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và ngày
12-3-2013, được Đại hội đồng Liên hợp quốc (Khoá 68) bầu làm thành viên của Hội
đồng nhân quyền (nhiệm kỳ 2014 - 2016) với số phiếu cao nhất, nhưng vẫn có những
thế lực cố tình xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu dân chủ, nhân quyền của
chúng ta. Việc nói theo giọng lưỡi phương Tây của các nhà “dân chủ, nhân quyền”
tự xưng nào đó ở Việt Nam hiện nay chỉ là sự phụ họa lạc lõng. Những ai quan
tâm đến dân chủ, nhân quyền đều thấy rằng mỗi quốc gia dân tộc đều có những
tiêu chí riêng, dựa trên công ước chung mà mọi quốc gia đều phải phấn đấu thực
hiện. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc sẽ có một “bản mẫu” có thể
sao chép, so sánh, áp dụng đối với mọi quốc gia. Bởi lẽ, mỗi nước có một hoàn cảnh
lịch sử, chế độ xã hội, trình độ kinh tế, tập quán, truyền thống văn hóa,...
khác nhau. Sự áp dụng, so sánh về dân chủ, nhân quyền một cách máy móc là khiên
cưỡng, lố bịch. Ngay như Mỹ - nước tư bản phát triển hàng đầu, luôn tự xưng là
thực hiện tốt dân chủ, nhân quyền - nhưng thực tế không phải vậy. Ở Mỹ, vấn đề
dân chủ, nhân quyền có rất nhiều bất ổn, như: Bất bình đảng đối với người da
màu, quyền được đảm bảo về việc làm, nhà ở, chăm sóc y tế, quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí, v.v. Cựu tổng thống Mỹ Bin Clin-tơn đã cho rằng: “cho đến nay
thành tích của Hoa Kỳ trong lĩnh vực nhân quyền vẫn chưa hoàn hảo,...”. Còn
đương kim tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma thừa nhận: “Đã có nhiều người cùng màu da với
ông đang bị phân biệt đối xử ở Mỹ”. Trong khi các nhà dân chủ giả hiệu ở Việt
Nam lớn tiếng đòi xoá bỏ chế độ “đảng trị”, thực hiện “đa nguyên”, “đa đảng”
theo kiểu phương Tây, thì nhà trí thức hàng đầu nước Mỹ Noam Chom-si-ky đã cảnh
báo và vạch trần thẳng thừng rằng: “Đừng có ai nên ảo tưởng. Thực chất Mỹ là một
chế độ độc đảng và các đảng cầm quyền là đảng kinh doanh”. Những năm gần đây,
thế giới chứng kiến các “đảng kinh doanh” cầm quyền ở Mỹ và phương Tây đã và
đang xuất khẩu “dân chủ”, “nhân quyền” - các giá trị của nước Mỹ theo quan niệm
của họ sang các nước khác với nhiều phương thức, hình thức khác nhau hết sức
phi dân chủ, nhân quyền, kể cả bằng vũ lực. Tình trạng nhiều quốc gia, nhiều
khu vực trên thế giới rơi vào bất ổn, rối ren có nguyên nhân từ những hành động
nêu trên của Mỹ và phương Tây.
Thực chất của cái gọi là “cách mạng sắc màu” mà các nước phương
Tây, đứng đầu là Mỹ tiến hành là nhằm gây rối loạn xã hội, lật đổ chính quyền bằng
các công cụ (gần đây là sử dụng in-tơ-nét) để thành lập chính quyền mới phụ thuộc
vào Mỹ và phương Tây. Trên thực tế chúng đã đạt được những kết quả nhất định ở
một số nước trên thế giới, như: Ly Bi, Tuy-ni-di, Xy-ri, Gru-di-a, U-crai-na,
v.v. Vì thế, ở Việt Nam, chúng tăng cường các hoạt động truyền thông giả tạo,
kích động kết hợp với trợ giúp đắc lực về tài chính, phương tiện,... tạo dựng
những ngọn cờ chống đối, bất đồng chính kiến để lừa gạt nhân dân trong nước và
dư luận quốc tế.... Điều đặc biệt nguy hiểm khi chúng sử dụng để phát động các
chiến dịch gọi là “dân chủ”, “nhân quyền”, “yêu nước” nhằm mục đích chống phá;
đồng thời, phương tiện này còn tạo điều kiện để các hoạt động chính trị mờ ám
có thể tồn tại và nuôi sống các nhà đầu tư "dân chủ". Với những bức ảnh,
bài viết mang dụng ý xấu chuyển cho những trang tin chống cộng nước ngoài, người
ta có thể sống bằng tiền online, v.v. Thời gian gần đây, đi liền với sự phát
triển của phương tiện thông tin truyền thông, nhất là các trang mạng xã hội,
còn có sự ra đời của nhiều hình thái vận động dân chủ, nhân quyền, yêu nước mới.
Có không ít phong trào núp bóng “dân chủ”, “nhân quyền”, “yêu nước”, hay tẩy
chay, tuyệt thực tại gia, ký tên vào kiến nghị này, tuyên bố kia,... đã được
phát tán qua in-tơ-nét. Thực chất, đó chỉ là những chiêu trò dân chủ trá hình,
mượn cớ các sự kiện chính trị - xã hội để chống phá chế độ. Các hoạt động giả
danh dân chủ, nhân quyền, yêu nước đã được một số cơ quan truyền thông và tổ chức
nước ngoài, các băng đảng “cờ vàng” khuyến khích, tài trợ và được một số nhân vật
chống cộng cực đoan trong giới chức dân biểu nước ngoài cũng tham gia để kiếm
phiếu cử tri, tiêu biểu như L. Sanchez, C. Shimit,... tại Mỹ, Ngô Thanh Hải tại
Ca-na-đa, v.v. Bộ mặt giả danh dân chủ, nhân quyền, yêu nước để chống phá chế độ,
làm tổn hại uy tín đất nước của những kẻ như: Nguyễn Đình Thắng, Võ Văn Ái, Cao
Quang Ánh, Nguyễn Văn Lý...
Giá trị về dân chủ, nhân quyền, yêu nước là điều rất đỗi
thiêng liêng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Để có giá trị đó là cả một quá
trình xây dựng, đấu tranh, gìn giữ bằng xương máu và công sức của các thế hệ
người Việt Nam. Cảnh giác với những chiêu trò giả tạo về dân chủ, nhân quyền,
yêu nước là sự cần thiết trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước trong bối
cảnh quốc tế đầy biến động và phức tạp hiện nay. Qua thực tiễn đã tìm ra câu trả
lời đầy đủ nhất: Ai dân chủ? Ai thiếu dân chủ?
Ok. Đồng ý với quan điểm bài viết
Trả lờiXóa