Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Trao đổi: Cần phải hiểu rạch ròi ý tứ trong lời phát biểu của Tổng thống Obama


     
Đến thăm Việt Nam trong 3 ngày, từ 23 đến 25/5/2016, so với hai vị Tổng thống trước đây (B.Clinton và G.Bush) thì B.Obama được đông đảo dư luận người dân Việt Nam chào đón nồng nhiệt hơn. Xét về bối cảnh, ở thời điểm ông Obama đến thăm không trùng vào dịp kỷ niệm trọng đại nào của đất nước Việt Nam cho nên thuận lợi cho cả chủ nhà và khách đến thăm. Thứ hai, khi mà tình hình Biển Đông đang rất phức tạp, cần có sự tham gia mạnh mẽ của đa phương trong giải quyết tranh chấp. Thứ ba, tài năng của ngài Tổng thống, với xuất thân từ dân lao động, cộng với phong thái vừa lịch sự vừa trẻ trung, gần gũi, nhất là với giới trẻ cho nên, Tổng thống Obama được nhiều người Việt Nam yêu mến hơn. 
Tuy nhiên, trong bài phát biểu của mình tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội, khi ông Obama nói về hai hình ảnh của sự hy sinh: Việt Nam có hơn 3 triệu người hy sinh trong chiến tranh, Mỹ có hơn 58.315 người vĩnh viễn không trở về… làm cho nhiều người (đặc biệt là những người trẻ) lầm tưởng, đồng nhất hoặc lẫn lộn giữa hai hình ảnh đó. Thực chất đó là sự ẩn ý đánh đồng sự hy sinh của những người bảo vệ Tổ quốc chính nghĩa với sự “bỏ mạng trên chiến trường” của những người đi xâm lược, xóa nhòa cái chính nghĩa với cái phi nghĩa.
Còn nữa, khi ông nói rằng Mỹ sẽ “hỗ trợ” cho Việt Nam trong việc rà phá bom mìn, không để trẻ em phải cụt chân vì những bãi mìn thêm nữa; “hỗ trợ” thêm cho các nạn nhân chất độc da cam! Sao chỉ là “hỗ trợ” thôi?! Đúng ra là Mỹ phải chịu trách nhiệm chứ?! Thực ra, đó là sự khéo léo từ chối cái trách nhiệm, nghĩa vụ của người Mỹ-kẻ đã gây ra chiến tranh cho dân tộc Việt Nam, đã để lại hậu quả hết sức nặng nề mà suốt hơn 40 năm qua sau khi chiến tranh đã kết thúc mà họ vẫn chưa hề đả động tới hai từ “đền bù” và “trách nhiệm”!
Trong xu thế hội nhập quốc tế đan xen vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa liên kết vừa cạnh tranh hiện nay chúng ta cần phải có nhãn quan chính trị nhạy bén, hết sức cảnh giác, tránh mơ hồ về chính trị trong nhận thức cũng như hành động.



4 nhận xét:

  1. chí lí, nhiều người trẻ không hiểu được điều này, chúng ta đừng mơ hồ Mỹ hay TQ sẽ hy sinh lợi ích để giúp VN ta. Mà nên tỉnh táo và nhớ rằng: các nước lớn sẵn sàng thỏa hiệp với nhau vì lợi ích quốc gia dân tộc họ, khi đó những nước nhỏ như VN chúng ta trở thành nạn nhân đó. Thực tế năm 1972 là một ví dụ, khi Kissingier, rồi đến Nixon sang TQ để Mỹ và TQ thỏa hiệp với nhau, rồi TQ lập tức đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. VN đã bị bán đứng! Thật là đau lòng! Bài học cảnh giác vẫn còn nguyên tính thời sự!

    Trả lờiXóa
  2. Đúng, người VN luôn mến khách, nhưng không được đánh đồng giữa vấn đề nghĩa vụ, trách nhiệm với lòng nhân đạo hay của bố thí, không nhầm lẫn cái phi nghĩa với chính nghĩa!

    Trả lờiXóa
  3. Nhất trí hai tay luôn nhé tác giả

    Trả lờiXóa