Trong những ngày gần đây, lợi sự kiện cá chết
hàng loạt ở nhiều nơi, đặc biệt là vùng ven biển thuộc một số tỉnh miền Trung,
một số tổ chức, cá nhân phản động, chống phá sự nghiệp cách mạng ở Việt nam đã
hồ đồ quy kết Đảng và Nhà nước Việt Nam chỉ chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt,
không không quan tâm đến vấn đề bảo
vệ môi trường trên các phương tiện truyền thông, nhằm lôi kéo, kích động nhân
dân biểu tình, gây rối. Những quy kết đó là hoàn toàn bịa đặt, xuất phát từ tâm
địa đen tối của những kẻ đang cố tình nhắm mắt trước hiện thực Việt Nam.
Trước hết, xin thưa rằng, bảo vệ môi trường
(BVMT) tự nhiên hiện nay đã và đang là vấn đề bức xúc, mang tính toàn cầu, do ảnh
hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực từ chính con
người. Là một quốc gia độc lập
có chủ quyền, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn thể hiện là thành
viên tích cực, có trách nhiệm trước cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến BVMT. Đảng,
Nhà nước Việt Nam luôn coi BVMT là nhân tố quan trọng hàng đầu bảo đảm cho sự
phát triển bền vững của đất nước. Điều đó được thể hiện tập trung, rõ nét trong
các văn kiện đại hội gần đây của Đảng công sản Việt nam. Mục tiêu tổng quát trong chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã xác định: Kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường,
suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; tiếp tục cải thiện chất lượng
môi trường sống; nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng
tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
Thể chế hóa những
quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hệ thống Hiến pháp, pháp luật Việt Nam luôn có sự bổ sung, điều chỉnh,
phát triển trong việc chế định những vấn đề cụ thể về BVMT. Tại Điều 36, Hiến pháp năm 1980, quy định: “Các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã,
đơn vị vũ trang, nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện
chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
và cải thiện môi trường sống”. Điều 29 Hiến pháp
năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) nêu rõ: “Cơ
quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi cá nhân
phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường.
Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường”. Điều đó cho thấy Hiến pháp đã điều chỉnh,
xác định ngày càng rõ hơn các chủ thể có tránh nhiệm là mọi cá nhân, tổ chức,
và toàn xã hội, cũng như tính chất pháp lý được quy định ngày càng cao hơn, chặt
chẽ hơn đối với nhiệm vụ BVMT.
Sự phát triển tính chất pháp lý trong Hiến pháp thể
hiện từ việc quy định mọi cá nhân, tổ chức “có
nghĩa vụ” (Hiến pháp năm 1980) lên “phải
thực hiện” các quy định của Nhà nước
về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, BVMT và “nghiêm cấm mọi hành động” làm suy kiệt tài nguyên, hủy hoại môi
trường (Hiến pháp năm 1992). Phạm vi điều chỉnh trong những chế định về BVMT cũng
phát triển một cách vừa bao quát, vừa cụ thể hơn từ việc “bảo vệ, cải tạo và tái sinh
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống” (Hiến pháp năm 1980) thành “sử dụng hợp
lý tài nguyên thiên nhiên, BVMT” và “nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt
tài nguyên, hủy hoại môi trường” (Hiến pháp năm 1992). Đó là sự phát triển
ngày càng hoàn thiện của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt
nam về quản lý, khai thác tài nguyên thiên nhiên, BVMT sinh thái, vì lợi ích quốc
gia dân tộc và cuộc sống của nhân dân.
Kế thừa, phát triển các bản
Hiến pháp trước đó, Hiến năm 2013 đã xác định những điều luật chi tiết, cụ thể
hơn cả về nội dung, phạm vi điều chỉnh cũng như đối tượng áp dụng đối với nhiệm
vụ BVMT. Hiến pháp năm 2013 đã đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại như
vấn đề phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng,…;
vấn đề BVMT đã được chú trọng, đặt ngang hàng với các lĩnh vực khác và đã được
ghi nhận là nhiệm vụ ưu tiên, trước cả công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
(Điều 50). Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 cũng bổ sung trách nhiệm của Nhà nước,
tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường (Khoản 1, Khoản 2 Điều 63) và
nguyên tắc về người gây thiệt hại môi trường phải khắc phục hậu quả, bồi thường
thiệt hại cũng được chế định (Khoản 3, Điều 63).
Lần đầu tiên Hiến pháp năm
2013 đã ghi nhận quyền con người đối với môi trường tại Điều 43: “Mọi người có
quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”.
Đây là điều luật thể hiện sự phát triển vượt bậc của tư duy lập hiến Việt Nam
trong việc chế định những vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân về vấn đề cụ thể, mang tính cấp thiết, đó là môi trường và BVMT. Đồng
thời cũng thể hiện được tính nhân văn cao cả của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa thông
qua việc xác định “mọi người có quyền được
sống trong môi trường trong lành”. Đây là sự thể hiện của ý Đảng, lòng dân
với quyết tâm và nỗ lực BVMT.
Cụ thể hóa các quy định của
Hiến pháp về trách nhiệm BVMT, cũng như việc chế tài đối với mọi tổ chức, cá
nhân vi phạm những quy định của Hiến pháp, pháp luật về BVMT, Luật Bảo vệ môi
trường nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 2014 đã có những điều chỉnh
cụ thể. Tại Khoản 1, và Khoản 8, Điều 4 quy định: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm
và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân” và “Tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi
thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật”. Về trách nhiệm,
nghĩa vụ cụ thể của tổ chức, cá nhân trên từng lĩnh vực đối với nhiệm vụ BVMT
tiếp tục được những điều luật cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác có
liên quan quy định chi tiết để thực hiện.
Cũng trên tinh thần của Hiến
pháp năm 2013, kế thừa và phát triển Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 (sửa đổi bổ
sung năm 2005), tại Khoản 2, Điều 4, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định:
“Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo
đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng
phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường
trong lành”. Vì vậy, có thể khẳng định, những quy định của Luật Bảo vệ môi trường
năm 2014 là một bước cụ thể hóa của Hiến pháp, thể hiện quan điểm nhất quán của
Đảng, Nhà nước cũng như nguyện vọng của nhân dân Việt Nam để bảo đảm quyền được
sống trong môi trường trong lành của mọi người. Sự phát triển trong lập hiến, lập
pháp về BVMT nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước đã và đang
đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu khách quan của tình hình mới.
Điều đó cho
thấy những quyết tâm và hành động mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt
Nam trong công tác BVMT đã và đang được thể hiện sinh động trong cuộc sống. Vậy
mà từ một số sự kiện cá chết vừa qua, một số phần tử phản động, những tên lưu
manh chính trị và cả một số người vốn lương thiện nhưng có tâm lý "a dua"
đã cố tình rêu rao, vu khống Đảng và Nhà nước Việt Nam chạy theo lợi ích kinh tế
trước mắt, mà “thả nổi” vấn đề BVMT trên một số phương tiện truyền thông. Mục
đích của họ không có gì khác việc gây tâm lý hoang mang và bức trong xúc dư luận
xã hội để hạ bệ uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam trước nhân dân. Những chiêu trò bẩn thỉu đó chẳng khác gì dùng vải
thưa che mắt thánh. Vì đại bộ phận nhân dân Việt Nam luôn đủ tỉnh táo để nhận
ra rằng, ai là mới người thực sự mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho
họ; đâu là những kẻ bất chấp lương tri và công lý đang cố tình tuôn ra những giai
thoại lạc điệu, nhảm nhí và đầy độc tố, nhằm phục vụ cho mục đích chính trị hèn
hạ của họ./.