Trong
thời gian vừa qua, các đối tượng thuộc tổ chức “Xã hội dân sự”, thực chất thực
chất là lực lượng phản động chống đối cực đoan, cơ hội chính trị và một số phần
tử phản động khác đã tán phát nhiều tài liệu trên các trang mạng xã hội, bloger
cá nhân, xuyên tạc sự thật về quyền làm chủ của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Chúng hồn nhiên vu khống Đảng Cộng sản Việt Nam đã áp đặt chế độ “toàn trị”
trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, làm cho
người dân bị o ép và mất hết các quyền đó. Thực chất, đây vẫn là những giai thoại
lạc điệu do chúng bịa đặt hòng làm giảm sút niềm tin, chia rẽ khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, phá hoại sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam.
Trước hết, cần phải tái
khẳng định rằng, những luận điệu cũ rích này được nhai đi nhai lại nhằm mục
đích lừa bịp, gây tâm lý hoài nghi, làm giảm sút niềm tin của quần chúng nhân
dân đối với Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều đó đã tỏ
rõ thái độ cố tình “nhắm mắt” trước hiện thực đất nước và con người Việt Nam của
những người đã một thời làm tay sai cho kẻ thù xâm lược, nhưng cho đến nay vẫn
còn mang nặng tâm lý hận thù, quyết tâm chống phá Đảng Cộng sản và chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam đến cùng.
Tiếp đó là tâm lý “tát
nước theo mưa” của một số người được sinh ra và lớn lên dưới chế độ xã hội chủ
nghĩa, họ cũng được ăn học hẳn hoi, nhưng đã bị mua chuộc, lừa phỉnh dẫn tới bất
nãm, thoái hóa biến chất nên đã quay lưng với dân tộc để cổ xúy, tiếp tay cho kẻ
địch. Tuy nhiên, các thế lực phản động càng hằn học, vu khống trắng trợn và ngụy
biện bao nhiêu, chúng lại càng trở nên lạc lõng, nhảm nhí và thớ lợ bấy nhiêu,
vì hầu hết những người dân Việt Nam đều biết rằng, thực chất đây là sự bịa đặt
nhằm phục vụ cho ý đồ đen tối, âm mưu hèn hạ của những kẻ lưu manh chính trị!
Một thực tế hiển nhiên
là không ai có thể phủ nhận rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
sự quản lý, điều hành xã hội của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mọi
công dân Việt Nam đều bình đẳng trước Hiến pháp và pháp luật. Như vậy, cho dù
là ai, thuộc tầng lớp xã hội nào, đã là công dân Việt Nam thì đều được pháp luật
tôn trọng, bảo hộ đầy đủ các quyền, lợi ích hợp pháp. Những quyền và lợi ích hợp
pháp đó đã và đang được phát huy ngày càng tốt hơn trong đời sống xã hội.
Sự thật là những quyền
cơ bản của người dân Việt Nam
đã được chế định rõ như ban ngày tại Hiến pháp năm 2013. Xin nói thêm rằng, với
tư cách là đạo luật gốc của Nhà nước, Hiến pháp năm 2013 đã tiếp thu hơn 26 triệu
lượt ý kiến của các tầng lớp nhân dân trước khi được Quốc hội Khoá XIII thông
qua. Không chỉ riêng Hiến pháp năm 2013, mà các bản Hiến pháp Việt Nam từ năm
1946 đến nay đều khẳng chủ thể tối cao
của quyền lực Nhà nước Việt Nam thuộc về nhân dân Việt Nam. Trong Lời nói đầu của
Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến
pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Vì vậy,
Hiến pháp Việt Nam là sự thể
hiện ý chí, nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam. Tuyệt nhiên, bản Hiến
này cũng như các bản Hiến pháp trước đó không phải là sự “biến ý Đảng thành lòng dân” như một số kẻ phản động và lưu manh
chính trị vẫn thường rêu rao!
Tại Khoản 1, Điều 14, Hiến
pháp năm 2013 ghi rõ: “Ở nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị,
dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm
theo Hiến pháp và pháp luật”. Điều hiển nhiên là không chỉ riêng ở Việt
Nam, mà dù ở bất cứ quốc gia nào, với chế độ chính trị nào, quyền lợi và nghĩa
vụ, trách nhiệm xã hội của công dân đều không tách rời nhau. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân sẽ
không bị hạn chế khi không xâm phạm
lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Khoản 2, Điều 14, Hiến
pháp năm 2013 cũng nêu rõ: “Quyền
con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp
cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức
xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Theo đó, cho dù bất cứ ai, nếu vi phạm
Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, trên lãnh thổ Việt Nam đến mức phải đưa ra xét
xử thì đều bị đưa ra xét xử công khai và chịu sự chế tài của luật pháp. Đương
nhiên khi đó một số quyền của người bị xét xử sẽ bị hạn chế theo quy định của
pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ phạm tội.
Như vậy, những luận điệu
trên của các đối tượng thuộc tổ chức “Xã hội dân sự” và một số phần tử phản động
khác đã phát tán là sự xuyên tạc trắng trợn, nó hoàn toàn lạc lõng, xa lạ với
tình hình thực tế ở Việt Nam. Mục
đích của chúng không có gì
khác là làm lung lạc nhận thức, tư tưởng và làm giảm sút niềm tin của
nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại
sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam./.
Nhất trí, tạm cho tác giả 5* nhé
Trả lờiXóa