“Phi chính trị hóa Quân đội” là một luận điểm phản động nằm trong chiến
lược “DBHB” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nhưng lại được kẻ thù
thực thi thành công ở các nước Đông Âu và Liên Xô trước đây. Hiện nay, đây là vẫn
là vấn đề rất nhạy cảm, do vậy cần được nghiên cứu, luận giải một cách khoa học
để chỉ ra bản chất thực sự của nó.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra: Bản chất của quân đội là công cụ bạo lực
vũ trang của giai cấp, nhà nước nhất định nhằm bảo vệ lợi ích căn bản của giai
cấp, nhà nước ấy. Bản chất giai cấp của quân đội phụ thuộc vào bản chất của
giai cấp, nhà nước tổ chức ra, nuôi dưỡng và sử dụng quân đội đó.
Xuất phát từ quan điểm “nhà nước siêu giai cấp”, “nhà nước phúc lợi chung”, “nhà nước toàn
dân”, chủ nghĩa cơ hội xét lại hiện đại khi bàn đến vấn đề bản chất giai
cấp của quân đội lại rêu rao rằng:
Thứ nhất, quân
đội là một tổ chức quân sự, là công cụ bạo lực vũ trang của nhà nước. Vì vậy,
bất cứ nhà nước, quốc gia nào cũng cần tổ chức ra quân đội, sử dụng quân đội để
bảo vệ lợi ích, hoặc mở rộng lợi ích quốc gia, nhà nước.
Thứ hai, quân đội chỉ tuân theo
Hiến pháp, quân đội được tổ chức ra để bảo vệ lợi ích quốc gia nói chung. Vì
vậy, quân đội không nhất thiết phải là quân đội XHCN hay TBCN (không cần có
tính từ). Theo đó quân đội có thể trung lập, đứng ngoài chính trị, đứng trên
giai cấp.
Thứ ba, quân đội cũng là một
nghề nghiệp, mỗi quân nhân là những người làm công, ăn lương, nhà nước nào trả
lương cao thì tham gia…
Nghiên cứu kĩ luận điểm trên có mấy vấn đề chúng ta cần suy ngẫm:
Một là, khi
luận giải bản chất của quân đội họ đem đồng nhất mặt bạo lực vũ trang mà bỏ qua
mặt xã hội, tức bản chất giai cấp, nhà nước của quân đội (quân đội bao giờ cũng
do nhà nước, giai cấp tổ chức ra, nuôi dưỡng và sử dụng).
Hai là, quân đội chỉ tuân theo
Hiến pháp nhà nước, quốc gia. Trong xã hội có giai cấp, mỗi quốc gia, nhà nước
nhất định đều có Hiến pháp riêng, phục vụ và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống
trị (không có Hiến pháp phục vụ, bảo vệ lợi ích của mọi giai cấp, mọi tầng
lớp…).
Ba là, thực
tiễn phát triển của lịch sử, xã hội đã chứng minh rằng: từ xưa đến nay chưa hề
có một “nhà nước siêu giai cấp”, “nhà nước phúc lợi chung”, “nhà nước toàn
dân”. Theo đó, không thể có một quân đội do nhà nước, giai cấp nhất định tổ
chức ra, nuôi dưỡng lại đứng ngoài chính trị, đứng trên giai cấp.
Trên thực tế, khi một chế độ xã hội này bị thay thế bởi một chế độ xã hội
khác, thì quân đội hoặc bị giải tán, hoặc được cải tạo để phục vụ cho một giai
cấp, nhà nước thống trị mới (Quân đội các nước Đông Âu sau chiến tranh Thế giới
lần thứ 2; Quân đội các nước Đông Âu, Liên Xô sau chính biến chính trị 8/1991
và 10/1993 là ví dụ).
Do đó, thực chất “Phi chính trị hóa quân đội” là phủ nhận, xóa nhòa bản
chất giai cấp của quân đội, nhằm: phi vô sản hóa để từng bước tư sản hóa quân
đội vốn là quân đội cách mạng; tước vũ khí của giai cấp vô sản, vô hiệu hóa
công cụ bạo lực để chuyển sang tay giai cấp thống trị khác; tiến tới xóa bỏ
thành quả cách mạng, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và cuối cùng là xóa
bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, mỗi
chúng ta phải đề cao cảnh giác trước âm mưu “Phi chính trị hóa quân đội” của
các thế lực thù địch, phản động; tích cực nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác -
Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng; xây tổ chức đảng
TSVM; dựng cơ quan, đơn vị VMTD; nâng cao nhận thức để nhận diện và đấu tranh
có hiệu quả, làm thất bại âm mưu “Phi chính trị hóa quân đội” của chúng.
Trên thế giới làm gì có nước nào phi chính trị hóa quân đội đâu.
Trả lờiXóaVậy quân đội Pháp, Mỹ khi sang Việt Nam xâm lược có phải là đứng ngoài chính trị không?
Trả lờiXóaQuân đội Thái Lan 9 lần đảo chính có đứng ngoài chính trị không?
Hay quân đội các nước hiện nay tham gia vào các cuộc can thiệp mang danh nghĩa giữ gìn an ninh thế giới không phải là chính trị chắc!?
Đúng là luận điệu xuyên tạc, nham hiểm của kẻ thù mới có thể tự lừa dối bản thân để rồi hô hào hòng lừa bịp người khác