KHÔNG BIẾT THÌ “DỰA CỘT MÀ NGHE” CHO RÕ
VỀ “XÃ HỘI DÂN SỰ” PHẠM CHÍ DŨNG NHÉ
Thời
gian gần đây, cái tên Phạm Chí Dũng được một số trang blog phản động (như:
thuymyrfi, ntuongthuy….) tung hô với một vài hành động, phát ngôn chống Đảng
cộng sản Việt Nam nhằm “câu” tiền tài trợ của nước ngoài.
Mới đây, Phạm Chí Dũng còn hùng hồn tuyên bố: “Đảng cộng sản Việt Nam
cần thừa nhận xã hội dân sự”. Than ôi! Thương thay cho kẻ “ếch ngồi đáy giếng”!
Chí Dũng ơi, về đọc sách rồi hãy trả lời báo nhé, nói năng bừa bãi kiểu này
không kiếm tiền được đâu. Không biết thì dựa cột mà
nghe cho rõ về “xã hội dân sự” nhé!
Theo cách hiểu chung nhất: “Xã hội dân sự cấu thành từ tổng thể của các
tổ chức xã hội và dân sự tự nguyện mà các tổ chức này tạo nên cơ sở của một xã
hội tự vận hành, khác với các cấu trúc quyền lực của một Nhà nước (bất kể hệ
thống chính trị của Nhà nước này thuộc kiểu gì) và các thể chế thương mại của
thị trường” (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Tuy nhiên, các nước phương Tây thì luôn rêu rao xã hội dân sự với quan
điểm: “Xã hội dân sự là xã hội trong đó các tổ chức khác nhau của các công dân
như đảng phái, công đoàn, hợp tác xã, nhóm... thực hiện mối liên hệ giữa công
dân với Nhà nước, không để cho Nhà nước áp bức các công dân của mình”. Bản chất
của ý tưởng này là mong muốn có một xã hội mà trong đó các tổ chức, cá nhân
không bị ràng buộc bởi Nhà nước, cho dù họ có hành động chống lại lợi ích của
cộng đồng, Nhà nước.
Nếu hiểu theo khái niệm đầu tiên thì “xã hội dân sự” là sự liên minh tự
nguyện của các tổ chức xã hội “tự vận hành” bên cạnh Nhà nước; thì trên thế
giới này chưa thấy có một “xã hội dân sự” nào như thế. Bởi bất kỳ tổ chức xã
hội nào trong thể chế chính trị nào cũng đều dưới hoặc bị sự chi phối công khai
hoặc ngấm ngầm của Nhà nước.
Riêng hiểu theo khái niệm của các nhà tư sản phương Tây thì lộ rõ ra
cái mục đích chính trị của các tổ chức xã hội.
Ai cũng thấy rõ tính chất còn mù mờ của khái niệm và chưa hình dung nổi
nếu có một “xã hội dân sự” thì nó có quyền lực gì, chi phối xã hội ra sao…
Riêng người viết bài này thì nhận thức vấn đề là: Nếu cái gì tốt đẹp, tích cực
của cái gọi là “xã hội dân sự” thì xã hội ta đang có. Ví dụ chúng ta có tổ chức
Công đoàn bảo vệ quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động. Tương
tự là các tổ chức Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi… Các tổ chức này cũng là cầu
nối giữa Nhà nước với hội viên…
Điều đáng lưu ý là ở chính các nước phương Tây và Mỹ, một mặt khuyến
khích “xã hội dân sự” trên hình thức để mị dân chính quốc và thi hành chính
sách “diễn biến hòa bình” ở các nước cần thay đổi thể chế chính trị; một mặt
lại giám sát, cấm đoán một cách chặt chẽ các tổ chức xã hội nếu thấy có mối
nguy cơ tiềm ẩn. Ví dụ, Điều 16 Công ước châu Âu quy định các nước tham gia cần
có những hạn chế đối với hoạt động chính trị của người nước ngoài trong các
trường hợp liên quan đến quyền tự do lập hội. Dưới góc độ kinh tế thì mối nguy
hại của “xã hội dân sự” được chính Ngân hàng Phát triển châu Á nhận xét: “Các
tổ chức xã hội công dân cũng có thể bao gồm những hiệp hội có động cơ bạo lực,
tham lam, lợi ích cục bộ, thù địch sắc tộc và đàn áp xã hội, cũng như các tổ
chức kinh doanh vận động hành lang như ngành công nghiệp thuốc lá, là không thể
đại diện cho lợi ích đông đảo của công chúng”(Ngân hàng Phát triển châu Á: Phục
vụ và duy trì, cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh. NXB.
Chính trị Quốc gia. Hà Nội.2003. tr.613). Dẫn chứng này cho thấy ngay tính chất
vô chính phủ, tự phát, cơ hội của các tổ chức trong “xã hội dân sự” nếu không
có một cơ chế quản lý chính trị chặt chẽ.
Vậy nên, Chí Dũng à, ngẫm kỹ đôi lời trên rồi hãy ba hoa nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét