Thứ Hai, 4 tháng 3, 2024

TÌNH YÊU ĐẤT NƯỚC - THỨ TRƯỜNG TỒN VĨNH CỬU QUA NHIỀU THẾ HỆ

Ta vẫn sống nếu không có tình yêu nhưng nếu không còn đất nước, ta chắc chắn không tồn tại”. Đó là một câu nói được các thành viên trên mạng xã hội truyền nhau khi đứng trước một hiện tượng “vô tiền khoáng hậu” của một tác phẩm điện ảnh Việt Nam.

Khi một bộ phim được Nhà nước đặt làm và không hề có bất kỳ hoạt động tuyên truyền, quảng cáo hay giới thiệu nào lại được đông đảo khán giả cả nước cùng nhau hưởng ứng một cách nhiệt tình và có rất nhiều nhận xét hay, ý nghĩa và xúc động sau khi xem xong tác phẩm điện ảnh “Đào, phở và piano”. Bộ phim được công chiếu vào thời gian dịp Tết Giáp Thìn năm 2024, cùng với nhiều tác phẩm điện ảnh được đầu tư kinh phí khủng, rất dễ dàng nhận biết sự khác biệt giữa chất lượng bộ phim “Đào, phở và piano” với những tác phẩm điện ảnh được đầu tư kinh phí to lớn nhằm mục đích kinh doanh.

Tuy nhiên, để nhận được sự hưởng ứng và tình cảm mạnh mẽ của cộng đồng khán giả Việt Nam, có thể thấy ý nghĩa mà bộ phim “Đào, phở và piano” đem lại không chỉ là một tác phẩm điện ảnh mà nó còn là hồi ức của Thủ đô Hà Nội những năm 1947, được chứng kiến tinh thần bất khuất, tình cảm cao cả của người dân Thủ đô với Đất nước, với thời đại, được “nhìn bằng mắt” được những người yêu nước không tiếc sinh mạng của mình.

          Kịch bản Đào, Phở và Piano lấy bối cảnh trận chiến đông xuân kéo dài 60 ngày đêm từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947 ở Hà Nội. Câu chuyện theo chân chàng dân quân Văn Dân (Doãn Quốc Đam đóng) và chuyện tình với nàng tiểu thư đam mê dương cầm Thục Hương (Cao Thị Thùy Linh thủ vai). Khi những người khác đã di tản lên chiến khu, họ quyết định cố thủ lại mảnh đất thủ đô đã tan hoang vì bom đạn, mặc cho những hiểm nguy đang chờ đợi trước mắt.

          Có thể thấy, “Đào, phở và piano” là tác phẩm vừa thể hiện tính chất nghệ thuật, vừa lồng ghép những chi tiết nhân văn và khơi dậy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn và có giá trị cốt lõi của dân tộc Việt Nam những năm kháng chiến cứu nước. Còn có nhiều các tác phẩm khác như: Mùi cỏ cháy (2012), Em bé Hà Nội (1974), Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1972), Cánh đồng hoang (1979),... đều là những tác phẩm kinh điển về đề tài chiến tranh, là những hồi ức của Việt Nam thể hiện qua màn ảnh. Thông qua các tác phẩm ấy, chúng ta có thể chứng kiến được phần nào diễn biến khốc liệt của thời kỳ toàn dân kháng chiến nhưng vẫn có những chi tiết nhân văn, nhẹ nhàng của một tác phẩm nghệ thuật.

                                       

          Thông qua ảnh huởng của bộ phim “Đào, phở và piano”, hiện tượng ủng hộ bộ phim diễn ra sôi nổi ở khắp các tỉnh thành, có thể thấy mọi thế hệ người Việt luôn yêu thích và quan tâm đến lịch sử Nước nhà. Điều này cũng thể hiện sự đổi mới tư duy và phương pháp của những người làm nghệ thuật, những người nghiên cứu lịch sử, đó là tiếp cận bằng nhiều góc độ, thể hiện lịch sử một cách sinh động và thật sự chạm vào trái tim của khán giả, học sinh, sinh viên và người dân Việt Nam. Tình cảm vẫn luôn ở đó, vẫn trường tồn qua nhiều thế hệ mà không hề thuyên giảm, khi có cơ hội nó sẽ bùng cháy lên mãnh liệt.

          Tình yêu quê hương đất nước được các thế hệ người Việt Nam truyền từ đời này qua đời khác, một chất rất Việt Nam mà không một dân tộc nào có. Trải qua hơn 4000 năm lịch sử, ta dễ dàng nhận thấy tổ tiên ta, cha ông ta qua những trang sử hào hùng, vừa kiến quốc vừa chống giặc ngoại xâm.

“...Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và đã chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước...”

(Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm)

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét