“Lá còn xanh như anh đang còn trẻ. Lá trên cành như anh trong đoàn quân. Gió rung cây cành lá tưng bừng đùa vui. Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân….”
Đó là những ca từ mở đầu của tác phẩm Lá xanh do tác
giả Hoàng Việt sáng tác. Lời bài hát không chỉ tác động to lớn đến tâm trí của
mỗi thanh niên mà còn tạo động lực và sức lan toả thôi thúc thanh niên lên
đường tòng quân phục vụ cách mạng.
Hàng năm, sau mỗi độ Xuân về, vào đầu năm mới hàng vạn thanh niên trên
mọi miền của tổ quốc nô nức lên đường nhập ngũ. Đây vừa là nghĩa vụ, là vinh dự
cũng là trách nhiệm của thanh niên Việt Nam.
Tuy nhiên, khi các địa phương tổ chức ngày hội tòng
quân thì trên không gian mạng lại xuất hiện các thông tin sai trái, bôi nhọ
việc tham gia nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ Công an, đả kích môi trường quân ngũ.
Đây là luận điệu nhằm bôi nhọ hình ảnh, truyền thống của người chiến sĩ Quân
đội và Công an, tạo dư luận xấu, gây tâm lý hoang mang, lo lắng. Từ đó, tác
động đến giới trẻ, nhất là những người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân
sự, gieo rắc tâm lý tiêu cực, thoái thác về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân
với Tổ quốc. Họ đưa ra các bài viết, status đăng dòng trạng thái của thanh niên
thực hiện nghĩa vụ nghĩa vụ quân sự, công an năm 2024 với những luận điệu quen
thuộc như: “Trong khi các nước quan tâm chăm lo đào tạo cho thanh niên lập
nghiệp, làm ăn kinh tế thì chỉ có Việt Nam mới bắt ép người dân đi nghĩa vụ
quân sự”; “sao không để thanh niên lập nghiệp, làm giàu chính đáng lại bắt đi
nghĩa vụ”; “chỉ con nhà nghèo mới bị bắt đi nghĩa vụ”... Thậm chí có những hình
ảnh, video được cắt ghép, dàn dựng để bóp méo sự thật, xuyên tạc về đạo đức,
tác phong và hoạt động của cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội, Công an nhằm kích
động một số người nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết chia sẻ, lan tỏa trên mạng xã
hội, làm nóng vấn đề.
Đây là những luận điệu phiến diện hòng làm cho thanh niên Việt Nam nói
chung và thanh niên nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự nói riêng dao động tư
tưởng, hoài nghi dẫn đến phai nhạt lý tưởng, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
Không những thế, những người thiếu bản lĩnh khi tiếp nhận thông tin trên sẽ mất
niềm tin vào thế hệ trẻ, không tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước và chủ trương, chính sách của QĐND.
Từ đó, tạo luồng tư tưởng “tự diễn biến” khiến cho công dân đến tuổi
nhập ngũ hoang mang, buông lỏng về trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân với Tổ
quốc, làm phụ huynh không muốn cho con em mình thực hiện nghĩa vụ quân sự, công
an. Cùng với luận điệu sai trái trên là mưu đồ hòng gây mất an ninh chính trị,
trật tự, an toàn xã hội khi các đối tượng phản động kích động người dân biểu
tình, chống phá, kích động các quân nhân đào ngũ, chống đối việc thực hiện
nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc…
Tham gia nghĩa vụ quân sự là vinh dự và trách nhiệm thiêng liêng, là môi
trường lớn để rèn luyện thanh niên.
Được học tập, rèn luyện trong môi trường quân đội là điều kiện tốt để
thanh niên tôi luyện những phẩm chất, nhân cách cần thiết đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước.
Có thể nói, môi trường quân đội với kỷ luật tự giác, nghiêm minh nhưng sẽ
là cơ hội cho mỗi thanh niên hình thành và phát triển những phẩm chất mà môi
trường khác khó có thể mang lại. Khi mới nhập ngũ, thanh niên phải tuân thủ
nghiêm khắc với những quy định, điều lệnh quân đội, phải chấp hành mệnh lệnh
của người chỉ huy.
Thực tế, thanh niên bước vào quân đội với nhiều đặc
điểm tâm lý khác nhau, hội tụ từ nhiều vùng miền khác nhau, những thói quen cũ
như sự tùy tiện, buông lỏng, tự do vô kỷ luật thì nay vào quân đội họ phải
chuyển hóa một cách nhanh chóng theo yêu cầu quân đội. Đó cũng chính là sự thay
đổi từ nhận thức, thói quen, ngôn ngữ, cử chỉ, tác phong… đạt ở mức độ chuẩn
hóa và thống nhất trong một tập thể quân sự. Môi trường quân đội cũng giúp cho
thanh niên chuyển biến nhanh chóng về mặt nhận thức, đó chính là sự vững vàng
về phẩm chất chính trị, về lập trường quan điểm… từ đó hình thành nên sự đề
kháng tốt giúp cho thanh niên luôn có ý thức được nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét