Công nghiệp văn hóa là thuật ngữ sử dụng cho các ngành công nghiệp kết hợp sự sáng tạo, sản xuất và thương mại hóa các nội dung sáng tạo. Những nội dung này về bản chất mang tính phi vật thể và văn hóa, được bảo vệ bởi luật bản quyền và thể hiện dưới hình thức sản phẩm hay dịch vụ.
Hiện nay các
ngành công nghiệp văn hóa thể hiện rõ xu thế kinh tế và văn hóa. Công
nghiệp văn hóa là một khái niệm có
biên độ tư duy và phạm vi ứng dụng rộng, đa ngành, đa lĩnh vực, đa phương thức.
Đối với Việt Nam, công nghiệp văn hóa trên thực tế đang là lĩnh vực khá non trẻ.
Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập, Đảng, Nhà nước ta đã có định hướng phát triển công
nghiệp văn hóa từ sớm và tư duy phát triển công nghiệp văn hóa được bổ sung,
phát triển qua từng nhiệm kỳ, từng giai đoạn phát triển đất nước. Tuy nhiên, vấn
đề tư duy phiếm diện và hành động ăn xổi của một số sản phẩm, tác phẩm văn hóa thời
gian qua còn khá phổ biến, biểu hiện ở nội dung, hình thức sản phẩm, dịch vụ
trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa còn hạn chế (thiếu những sản phẩm, tác
phẩm lớn, phản ánh được hơi thở, sự phát triển kinh tế-xã hội của đất
nước; một số tác phẩm có biểu hiện "lệch chuẩn"); dễ bị tác động bởi
các yếu tố bên ngoài...
Sự
“lệch chuẩn” trong công nghiệp văn hóa, từ những góc nhìn cận cảnh trên thực tế,
có thể thấy, nó được xuất phát từ tư duy phiến diện trong một bộ phận tổ chức,
cá nhân làm văn hóa. Lối tư duy ấy sinh ra cách làm thực dụng, “ăn xổi”, hàng
loạt mô hình sân khấu xã hội hóa, hãng phim tư nhân, công ty dịch vụ giải
trí... ra đời, đem đến cho thị trường sự đa dạng về loại hình, phong phú về sản
phẩm. Nhưng rồi, chỉ được một thời gian, nhiều mô hình đã bị thoái trào, nhiều
doanh nghiệp giải thể, nhiều sân khấu đóng cửa, một số hãng phim chỉ còn cái
tên trong quá khứ. Thậm chí, không ít tổ chức, cá nhân (trong đó có một số người
nổi tiếng) vi phạm pháp luật đã bị truy tố.
Nhìn từ khía cạnh văn hóa tư tưởng, có thể thấy, để kiếm
nhiều tiền, muốn nhanh chóng nổi tiếng, không ít tổ chức, cá nhân sẵn sàng sử dụng
chiêu trò phản cảm bằng mọi giá. Sự xuất hiện nhan nhản các danh hiệu tự phong,
kiểu như: “Nữ hoàng”, “ông vua”, “nam thần”, “thánh nữ”, “ngôi sao”... cùng việc
“bội thực” các cuộc thi nhan sắc khiến tình trạng “lệch chuẩn” trong thị trường
giải trí ngày càng phức tạp. Bên cạnh đó là sự “lệch chuẩn” về tư tưởng, nội
dung tác phẩm; tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, điều
đáng lo ngại hiện nay chính là những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị,
phẩm chất đạo đức, lối sống của không ít giới văn nghệ sĩ, cùng với những ồn ào
dư luận của một số bộ phim điện ảnh, tác phẩm văn học thời gian qua cho thấy,
nhiều giá trị cốt lõi của văn hóa, truyền thống dân tộc bị “hư cấu” theo những
góc nhìn phiến diện. Phẩm chất anh hùng, lòng yêu nước hun đúc nên cốt cách dân
tộc bị “pha loãng”, trở nên hời hợt, nhạt nhòa. Thậm chí, có lúc nó bị biến
thành công cụ, chi tiết để chọc cười, câu khách...
Nguyên
nhân căn bản của những hạn chế, bất cập nêu trên chính là do môi trường công
nghiệp văn hóa bị chi phối, ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cá nhân. Thực trạng này đòi
hỏi phải chấn chỉnh, khắc phục cách làm “ăn xổi”, manh mún, chụp giật; đồng thời
phải đổi mới mạnh mẽ nhận thức, tư duy và hành động trong công nghiệp văn hóa.
Để phát triển công nghiệp văn hóa bền vững với tinh thần khẩn
trương theo định hướng của Đảng, phương châm kết hợp “xây” và “chống”, “lấy xây
để chống” cần được nhất quán từ chủ trương vĩ mô đến ứng dụng, phát triển các
mô hình, loại hình từ cơ sở trong đó cần tập trung ưu tiên phát triển các ngành
có nhiều lợi thế, tiềm năng, như: Điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, thủ công mỹ
nghệ, quảng cáo, phần mềm và các trò chơi giải trí, truyền hình và phát thanh,
thời trang, du lịch văn hóa...; Để “xây” và “chống” có hiệu quả, phải lấy vũ
khí văn hóa đạo đức đẩy lùi mầm mống phản văn hóa, quét sạch chủ nghĩa cá nhân
trong hoạt động văn hóa, cần coi trọng giá trị cốt lõi của văn hóa. Đẩy mạnh
công tác giáo dục lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phát
huy vai trò của các tổ chức hội, đoàn, hiệp hội từ Trung ương đến địa phương
trong quản lý, định hướng lao động nghề nghiệp của văn nghệ sĩ và doanh nghiệp.
Ngăn ngừa mầm mống suy thoái ngay từ tư duy, ý tưởng sáng tạo, biểu diễn, phổ
biến tác phẩm. Vai trò nòng cốt của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong các hội,
đoàn, hiệp hội cần được đề cao để hội viên các ngành, các lĩnh vực có môi trường
lao động, cống hiến lành mạnh, đúng định hướng của Đảng; tập trung đầu tư có trọng
tâm, trọng điểm để có tác phẩm lớn, những tác phẩm đó phải được hình thành trên
nền tảng truyền thống văn hóa, cốt cách dân tộc. Rời bỏ giá trị cốt lõi ấy, tác
phẩm chỉ là sự vay mượn, lai căng, nó có thể gây sốt thị trường ở một lúc, một
nơi nào đó, nhưng chắc chắn khó tránh khỏi "chết yểu". Mà bản chất công
nghiệp văn hóa thì không thể nào chấp nhận những "cái chết" kiểu như
vậy.
Phát triển công nghiệp văn hóa thời gián tới cần tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công nghiệp văn hóa; phải
gắn liền với việc quảng bá, lan tỏa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, góp
phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập
quốc tế, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững đất nước; gắn liền với phát triển
du lịch; các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa phải đảm bảo đáp ứng được
các yếu tố "Sáng tạo - Bản sắc - Độc đáo - Chuyên nghiệp - Lành mạnh - Cạnh
tranh - Bền vững", trên nền tảng "Dân tộc - Khoa học - Đại
chúng", từng bước tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm và dịch vụ mang tầm quốc
gia, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét