Thứ Hai, 4 tháng 3, 2024

CẢNH GIÁC TRƯỚC CHIÊU TRÒ XUYÊN TẠC QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN, TỰ DO BÁO CHÍ, TIẾP CẬN THÔNG TIN

Trang blog Đối Thoại, blog Tiếng dân phát tán những bài viết nội dung xuyên tạc công tác tư pháp cho rằng việc bắt giữ ông Lưu Bình Nhưỡng là không đúng qui định pháp luật, là vì ông “đã dám vượt qua lằn ranh đỏ”. Việc ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tam giam, lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng để điều tra về tội “cưỡng đoạt tài sản”; vu cáo chính quyền “bóp nghẹt” tự do, dân chủ, “bịt miệng” những tiếng nói trái chiều, sử dụng truyền thông để “ ngăn cấm” quyền tự do tiếp cận thông tin của người dân.

Chúng ta cần cảnh giác trước thông tin sai trái trên và nâng cao nhận thức về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin.

Ở Việt Nam, “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình” đã được quy định trong Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) và được cụ thể hóa trong nhiều đạo luật, nghị định, như: Luật Báo chí (2016), Luật Tiếp cận thông tin (2016), Nghị định 72/2013/NĐ-CP, ngày 15-07-2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng,… và thực thi nghiêm túc, tạo không khí dân chủ trong xã hội.

Điều đó khẳng định và thể chế hóa quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta tôn trọng và bảo đảm thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền sáng tạo tác phẩm báo chí; cung cấp thông tin cho báo chí; phản hồi thông tin trên báo chí; tiếp cận thông tin báo chí, v.v. Quyền tiếp cận thông tin của công dân được quy định rộng rãi hơn; đó không chỉ là một quyền thụ động do cơ quan nhà nước công khai thông tin theo nhận thức của mình, mà còn là quyền chủ động, được đòi hỏi các cơ quan, tổ chức nhà nước đáp ứng.

Trên không gian mạng, Nhà nước ta đã có những quy định về quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin. Theo đó, công dân có quyền được sử dụng các dịch vụ trên internet, trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật và có nghĩa vụ tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin; phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, v.v.

Như vậy, cả về lý luận, pháp lý và thực tế cho thấy: pháp luật Việt Nam đã tương thích với luật quốc tế về quyền con người; tôn trọng và bảo đảm quyền con người nói chung, quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin nói riêng. Quyền và nghĩa vụ công dân trong thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin không chỉ thống nhất, mà còn là điều kiện, tiền đề cho nhau. Công dân muốn được hưởng đầy đủ các quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin thì phải có nghĩa vụ thực hiện các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ xã hội, Nhà nước, các quyền và lợi ích của người khác. Ngược lại, các quyền này có thể bị hạn chế hoặc tước bỏ nếu có hành vi vi phạm pháp luật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét