Thứ Hai, 15 tháng 1, 2024

“Giặc nội xâm”.

 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng là một loại “giặc nội xâm”. Thứ “giặc” này hết sức nguy hiểm; chúng luồn lách, len lỏi trong từng ngõ ngách của cuộc sống, ngấm ngầm làm hư hỏng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thực tiễn cho thấy, trong cuộc chiến đấu khốc liệt, trực tiếp đối mặt với kẻ thù để giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, có những người bất chấp mũi tên, hòn đạn, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng, nhưng trong hòa bình xây dựng lại sa vào chủ nghĩa cá nhân, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”…, đây có thể nói nó chính là “Giặc nội xâm”

Để chiến thắng thứ “giặc nội xâm” này, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn tự răn mình; các tổ chức đảng phải tìm ra những biện pháp hữu hiệu. Trong cuộc đấu tranh ấy, việc đẩy mạnh tự phê bình và phê bình để phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên hiện nay là vũ khí sắc bén nhất.

Tự phê bình và phê bình thực sự là một cuộc đấu tranh giữa mặt tích cực và tiêu cực, tiến bộ và lạc hậu, cái tốt và cái xấu, cái đúng và cái sai… diễn ra hằng ngày ngay trong bản thân từng cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng.

Để kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng bằng các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ. Thực hiện nghiêm tự phê bình và phê bình từ Trung ương đến chi bộ; cấp ủy cấp trên chủ động gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân ở những nơi có vấn đề phức tạp, có biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; coi trọng kiểm tra việc sửa chữa, khắc phục hạn chế, khuyết điểm. Kiểm điểm tự phê bình và phê bình cần “có tâm” và “đủ tầm” chiến thắng “cái tôi”. Cái “tâm” ấy chính là động cơ, mục đích tự phê bình và phê bình; cái “tầm” được thể hiện đầy đủ nhất ở cách thức, phương pháp đấu tranh phê bình: phê bình việc, trứ không phê bình người; phê bình một các trung thực, thẳng thắn, kiên quyết không né tránh, “dĩ hòa vi quý”, “mũ ni che tai”, “trông trước, ngó sau”; không vì động cơ cá nhân, vì “cái tôi”, thay vì giúp nhau cùng tiến bộ, lại lợi dụng phê bình để gây bè, kéo cánh, vạch khuyết điểm của người khác theo kiểu “bới lông, tìm vết” nhằm “hạ bệ” và không “tâng bốc”, “nịnh bợ”, “vuốt ve” nhau… có như thế mới làm cho tự phê bình và phê bình trở thành thứ vũ khí sắc bén nhất để đánh bại “giặc nội xâm”.

Tại Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 6, nhiệm kỳ 2023 - 2025 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương nhấn mạnh cần đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, đủ đức, đủ tài, có uy tín cao; cấp trên phải làm gương cho cấp dưới, chỉ huy phải mẫu mực trước toàn đơn vị.Tổng Bí thư cũng yêu cầu trong quân đội tuyệt đối không để xảy ra tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy. Muốn vậy, theo Tổng Bí thư, phải chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ quân đội theo tinh thần “7 dám”: “dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, và dám hành động vì lợi ích chung”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét