Quốc hội khoá XV vừa kết
thúc tốt đẹp Kỳ họp thứ 6 - một kỳ họp tiếp tục ghi dấu ấn đổi mới, sáng tạo,
đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn.
Sau 22,5 ngày làm việc sôi
nổi, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 6. Quốc hội khóa XV đã
khép lại, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Với tỷ lệ tán thành
rất cao, Quốc hội thông qua 07 dự án luật gồm: Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Kinh
doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Các tổ chức
tín dụng (sửa đổi); Luật Căn cước; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật
tự ở cơ sở; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật
Viễn thông (sửa đổi); 09 nghị quyết; thảo luận, cho ý kiến 08 dự án luật khác;
thảo luận, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác và ban hành Nghị quyết
chung của kỳ họp.
Đáng chú ý, tại Kỳ họp này,
Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao việc triển khai các Nghị quyết của Quốc
hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã
hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và thông
qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề với nhiều nội dung quan trọng,
nhiều kiến nghị, giải pháp khả thi, thiết thực để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao
hiệu quả, chất lượng các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới.
Đây cũng là lần đầu tiên
trong nhiệm kỳ khóa XV, Thủ tướng, tất cả các Phó Thủ tướng Chính phủ và 21 vị
Bộ trưởng, Trưởng ngành đã trực tiếp trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc
hội. Với phạm vi chất vấn rất rộng, liên quan đến 21 lĩnh vực, gồm những vấn đề
lớn, quan trọng, phản ánh mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, các vị đại
biểu Quốc hội đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, các vấn đề được các đại
biểu Quốc hội lựa chọn làm nội dung chất vấn là “trúng và đúng”, vừa có tính
thời sự, cấp bách trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài. Thủ tướng, các
Phó Thủ tướng, các thành viên Chính phủ đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm
trong chất vấn và trả lời chất vấn, giải trình nghiêm túc, làm sáng tỏ nhiều
vấn đề và đề ra giải pháp để khắc phục. Khi nhắc đến điều làm nên thành công
của kỳ họp này cũng cần nhắc đến không khí tranh luận tại nghị trường đã được
nâng lên một bước. Dù tranh luận, phản biện không còn là điểm mới của các phiên
thảo luận tại hội trường nhưng so với kỳ họp trước, kỳ họp này việc tranh luận
diễn ra sôi nổi hơn, số đại biểu giơ biển tranh luận ngày càng nhiều.
Qua đây, nhiều vấn đề tồn
tại, vướng mắc, bức xúc về kinh tế - xã hội đã được kịp thời xem xét, giải
quyết; nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng được đề ra, trong đó, đã kịp thời
điều chỉnh một số quy định hiện hành chưa phù hợp, tháo gỡ các tồn tại, bất cập
trước mắt và cả những vấn đề có tính chiến lược, căn cơ, lâu dài, tiếp tục kiến
nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật; nhờ vậy, nhiều lĩnh vực có chuyển biến
tích cực, góp phần vượt qua khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Những kết quả này tiếp tục khẳng định chất vấn là hình thức giám sát
đặc biệt hiệu quả, thể hiện đậm nét tính dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp,
công khai, minh bạch và là một khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Cũng tại kỳ họp này, Quốc
hội khóa XV đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 người giữ chức vụ do
Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Đây là phương thức giám sát quan trọng, thể hiện
sự ghi nhận, đánh giá của Quốc hội đối với những nỗ lực, cố gắng và kết quả công
tác từ đầu nhiệm kỳ đến nay của những người được lấy phiếu tín nhiệm. Việc lấy
phiếu tín nhiệm đã được tiến hành một cách chặt chẽ, dân chủ, khách quan, công
khai, minh bạch và nghiêm túc theo đúng nội dung quy trình, thủ tục được quy
định tại Nghị quyết 96/2023/QH 15 của Quốc hội. Có thể thấy, với khối lượng
công việc của Kỳ họp thứ 6 rất lớn, nhiều vấn đề khó, phức tạp, đặt ra yêu cầu
rất cao đối với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và từng vị đại biểu Quốc
hội, song với những kết quả đã đạt được, có thể khẳng định Kỳ họp thứ 6, Quốc
hội khóa XV đã thành công tốt đẹp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn.
Để các luật, nghị quyết của
Kỳ họp thứ 6 nhanh chóng đi vào cuộc sống và sớm phát huy hiệu quả, vấn đề đặt
ra là cần khẩn trương tổ chức quán triệt, triển khai các luật, nghị quyết đã
được thông qua; thể chế hóa kịp thời các chính sách. Cùng với đó, các vị đại
biểu Quốc hội tiếp tục phát huy tinh thần, trách nhiệm cùng với cử tri cả nước
đồng sức, đồng tâm cùng Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các cấp, các ngành nỗ lực
vượt lên mọi khó khăn, thách thức, để hoàn thành cao nhất các kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm 2023, bước vào năm 2024 - năm bứt phá, tiến tới hoàn
thành các kế hoạch 5 năm theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng./.
Phạm Sang Đông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét