Tăng cường các hoạt động đấu tranh lại các quan điểm sai trái trên internet của báo chí,
truyền thông
Inetnet
đang trở thành phương tiện hiện đại và phương thức mang lại hiệu quả cao cho
các cơ quan báo chí, truyền thông trong việc tuyên truyền, phổ biến và góp phần
đưa các nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống. Bởi vậy, báo chí, truyền
thông phải là lực lượng đi đầu, công cụ sắc bén trong công tác đấu tranh chống
quan điểm sai trái, thù địch trên internet. Thông qua internet, các cơ quan
báo chí, truyền thông phải tích cực khẳng định những giá trị bền vững của chủ
nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam của
cách mạng Việt Nam và tính đúng đắn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước
ta. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết để hoàn thành
mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”. Đồng thời, làm rõ cơ sở khoa học của đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đoàn kết dân
tộc, dân chủ, nhân quyền, về hệ thống chính trị - Nhà nước của dân, do dân và
vì dân; những thành tựu, hạn chế cũng như những bài học kinh nghiệm đổi mới và
hội nhập quốc tế.
Các
thế lực thù địch lợi dụng chủ trương đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, tấn
công vào định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường, khuyến
khích xu hướng thị trường tự do và tư nhân hoá tràn lan, tách rời sự quản lý
của Nhà nước, từng bước làm cho nền kinh tế nước ta lệ thuộc vào nước ngoài. Vì
thế, báo chí, truyền thông phải là những kênh thông tin đa dạng, nhiều chiều,
với phạm vi thông tin rộng, lượng thông tin lớn và kịp thời, phù hợp, góp phần
đắc lực vào việc nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, quản lý xã hội.
Trong
cuộc đấu tranh này, đội ngũ phóng viên báo chí và cộng tác viên của
các cơ quan báo chí, truyền thông là những “chiến sĩ xung kích” cần phải
có bản lĩnh chính trị vững vàng, lòng dũng cảm, ý chí chiến đấu bảo vệ lợi
ích dân tộc và công cuộc đổi mới, hội nhập của đất nước. Cùng với đó,
hiệu quả của cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch còn phụ
thuộc phần lớn vào tài trí của đội ngũ những người tác nghiệp trên internet.
Điều đó được thể hiện ở chỗ, những bài viết vạch trần được bản chất, thủ đoạn
thâm độc của kẻ thù, góp phần đắc lực và hiệu quả cho việc triển khai chính
sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế trên
tinh thần Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong
cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.
Muốn vậy, lực lượng này cần được thường xuyên trau dồi kiến thức, nâng cao
trình độ lý luận, chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ, trước hết là được trang bị
đầy đủ, vững chắc lý luận chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Các thông tin được đưa ra
và đăng tải trên internet, các trang mạng hay blog phải trung thực, khách quan;
cách tiếp cận sự kiện, nêu vấn đề cần phải đứng trên lợi ích lâu dài của đất
nước, dân tộc, mang tính xây dựng, nói cái xấu để khắc phục, nêu cái tốt để
khuyến khích phát triển.
Về
lâu dài, Nhà nước cần xây dựng hệ thống truyền thông phong phú, đa dạng, đảm
bảo đủ sức mạnh và khả năng đáp ứng một cách tích cực các nhu cầu thông tin
ngày càng tăng của nhân dân; có đủ khả năng và sức mạnh tham gia vào hoạt động
giao lưu quốc tế. Nó phải có khả năng tiếp nhận, xử lý và khuếch tán vào dòng
thông tin truyền thông quốc tế một lượng thông tin đủ lớn, đủ mạnh để tạo ra
một tiếng nói công bằng, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân các nước, phát huy và
bảo vệ những lợi ích kinh tế, định hướng chính trị, giá trị văn hoá của dân
tộc, quốc gia và chế độ. Muốn vậy, cần tăng cường, đổi mới cơ sở vật chất, kỹ
thuật, bảo đảm phát huy tính hiệu quả cao của các cơ quan báo chí, truyền
thông; hoà nhập vào trình độ kỹ thuật thông tin thế giới và khai thác hiệu
quả các loại hình báo chí, đặc biệt là các loại hình thông tin đang
bùng nổ trên internet. Mặt khác, có biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn các website,
blog, báo, thư điện tử độc hại trên internet và trên mạng điện thoại di động,
nhằm hạn chế những thông tin xấu, độc tác động đến quần chúng nhân dân
Đấu
tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên internet là nhiệm vụ thường
xuyên, quan trọng của cả hệ thống chính trị, cần được triển khai đồng bộ các
chủ trương, giải pháp. Thực hiện tốt những vấn đề cơ bản trên, sẽ góp phần hữu
hiệu ngăn chặn, bác bỏ các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, bảo vệ nền tảng
tư tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa - chế độ tốt đẹp mà Đảng và nhân dân ta đang xây dựng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét