Cảnh giác với "tự trị dân tộc" -
sự mơ mộng hão huyền
Các thế lực thù
địch triệt để lợi dụng những khó khăn trong cuộc sống của đồng bào dân tộc
thiểu số (DTTS) để tổ chức truyền đạo trái pháp luật, đội lốt tôn giáo hoạt
động chính trị, móc nối xây dựng cơ sở. Đi liền với việc truyền bá các tà đạo,
phát triển cái gọi là “hiện tượng tôn giáo mới”; chúng khuyến khích đồng bào
các DTTS duy trì tập tục lạc hậu, thiếu khoa học, cổ vũ cho lối sống thực dụng
trong thanh niên, thiếu niên, từng bước làm băng hoại đạo đức, bản sắc văn hóa
dân tộc. Họ cũng tận dụng thế mạnh các phương tiện thông tin đại chúng trong đó
tập trung sử dụng internet, đài phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc; in
ấn tài liệu, văn hóa phẩm, đặc biệt là sử dụng phương pháp tuyên truyền miệng,
rỉ tai để kích động hoạt động ly khai, đòi tự trị dân tộc đối với đồng bào các
DTTS ở trong nước.
Trong thời gian gần
đây, các thế lực thù địch đã dùng nhiều thủ đoạn, phương thức để tiến hành hoạt
động ly khai, đòi tự trị dân tộc chống phá nước ta. Trong đó, chúng tập trung
vào một số phương thức, thủ đoạn sau:
Một là, các thế lực thù địch
triệt để lợi dụng các vấn đề về nguồn gốc lịch sử tộc người, đất đai, lợi dụng
những hạn chế, thiếu sót trong việc thực hiện chủ trương, chính sách dân tộc
của Đảng, Nhà nước, việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo phức tạp, giải quyết
các “điểm nóng” tại địa phương; những tác động của mặt trái kinh tế thị
trường... để tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
ta, tìm cách bôi đen cán bộ lãnh đạo để kích động tư tưởng ly khai, dân tộc hẹp
hòi, tâm lý mặc cảm, kỳ thị dân tộc và cho rằng, chỉ có thành lập “nhà nước
mới, quốc gia mới riêng thì mới giàu có, văn minh, phát triển” để lôi kéo, vận
động đồng bào DTTS chống lại chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước;
tham gia biểu tình, bạo loạn, phá hoại an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội tại địa phương.
Hai
là, các thế lực thù địch
triệt để lợi dụng chiêu bài “tôn giáo hóa dân tộc”, thông qua tôn giáo thâm
nhập, gây ảnh hưởng, tập hợp lực lượng là người DTTS, tiến tới hình thành tổ
chức phản động trên địa bàn. Chúng lợi dụng các tôn giáo ở vùng DTTS hoặc lập
ra một số hình thức "tôn giáo riêng" cho người DTTS như: "Tin
lành Đề ga" ở Tây Nguyên để hình thành “Nhà nước Đề ga độc lập”; lợi dụng
"Tin lành của người Mông" để thành lập “Nhà nước Mông” ở Tây Bắc; lợi
dụng "Phật giáo Nam Tông Khmer" để thành lập “Vương quốc Chăm Pa” ở
vùng DTTS Nam Trung Bộ, “Nhà nước Khmer Kampuchea Krom” ở Tây Nam Bộ... Chúng
tập trung móc nối, lôi kéo người có uy tín trong đồng bào DTTS, học sinh, sinh
viên, thanh niên DTTS, đối tượng cầm đầu, cốt cán các “tà đạo, đạo lạ”, “hiện
tượng tôn giáo mới” trong vùng DTTS...
Ba
là, chúng tìm cách đánh
tráo và đồng nhất khái niệm “quyền dân tộc tự quyết” là quyền của quốc gia-dân
tộc với quyền của các DTTS để tuyên truyền, xuyên tạc nhằm làm cho một số đồng
bào các dân tộc ngộ nhận rằng, “quyền dân tộc tự quyết” là quyền của riêng các
DTTS, từ đó, chúng tìm cách kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc đòi thành lập
nhà nước riêng, phá hoại khối đại đoàn kết của dân tộc như: “Nhà nước Tin lành
Đề ga” ở Tây Nguyên, “Vương quốc Chăm Pa” ở Tây Nam Bộ, “Vương quốc Mông” ở Tây
Bắc... Lợi dụng “quyền dân tộc tự quyết” làm điều kiện trong quan hệ ngoại giao
với nước ta; gắn vấn đề viện trợ, hợp tác kinh tế với việc đòi Nhà nước Việt
Nam trao “quyền tự quyết, tự quản” cho các DTTS ở trong nước, qua đó hòng tạo
cớ can thiệp vào công việc nội bộ nước ta.
Những
năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, đời sống vật chất và tinh thần
của đồng bào DTTS ở nước ta không ngừng được cải thiện, nâng lên, các quyền cơ
bản của đồng bào DTTS ngày càng được bảo đảm. Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề
dân tộc trong thời gian qua còn có những hạn chế nhất định. Đó là đời sống văn
hóa-xã hội của đồng bào DTTS tuy đã có những tiến bộ đáng kể, song mức hưởng
thụ văn hóa tinh thần của người dân còn thấp, vẫn còn một bộ phận đồng bào DTTS
có cuộc sống khó khăn. Hệ thống chính trị cơ sở ở một số vùng DTTS còn yếu;
công tác quản lý xã hội còn có sơ hở, chưa sát dân, chưa nắm bắt kịp thời tâm
tư nguyện vọng của đồng bào, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới. Công tác nắm
tình hình có lúc, có nơi còn yếu, chưa phát hiện kịp thời các vụ việc phức tạp
xảy ra, dẫn đến việc giải quyết còn lúng túng, thụ động... Do vậy, công tác
phòng ngừa, đấu tranh cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong việc
triển khai thực hiện đồng bộ nhiều nhóm giải pháp trên nhiều lĩnh vực xã hội để
có hiệu quả thiết thực, vững chắc làm thất bại âm mưu chống phá của các thế lực
thù địch với chiêu trò đòi "tự trị dân tộc" - sự mơ mộng hão huyền./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét