NHẬN DIỆN VỀ VIỆC XÂY DỰNG KÊNH ĐÀO FUNAN TẠI CAMPUCHIA
Dự án kênh đào Funan Techo trải dài 180 km từ kênh
Takeo của sông Mekong đến tỉnh ven biển Kep, kênh đào Phù Nam Techo sẽ đi qua 4
tỉnh: Kandal, Takeo, Kampot và Kep. Kênh Funan có vai trò kết nối hệ
thống sông Mekong với biển, cho phép tàu thuyền
tiếp cận để tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương và đi lại. Kênh đào Phù Nam
Techo được thiết kế để trở thành một kỳ công kỹ thuật công trình đáng chú ý.
Với chiều rộng 100 mét về phía thượng lưu và 80 mét về phía hạ lưu, độ sâu 5,4
mét, kênh đào sẽ đáp ứng lưu thông hai chiều và có thể chở tàu có trọng tải lên
tới 3000 DWT. Kênh được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, ưu tiên an toàn và
chất lượng trong quá trình xây dựng. Về mặt chiến lược, dự án kênh đào Phù Nam
Techo thể hiện tham vọng của chính quyền Campuchia, định vị quốc gia này là một
điểm sáng đang lên trong thị trường vận tải khu vực. Bằng cách tập trung vào
phát triển đường thủy và cảng, Campuchia muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền
vững và cải thiện cơ sở hạ tầng nội địa.
Một trong những khía cạnh đáng chú ý của dự án này là
tính kỹ lưỡng trong quy hoạch và cân nhắc về môi trường. Một nghiên cứu nghiêm
túc đã được chính phủ thực hiện trước khi phê duyệt dự án, kéo dài hơn 2 năm để
nghiên cứu kỹ thuật, pháp lý, kinh tế, môi trường và xã hội cũng như tham vấn
liên bộ. Cách tiếp cận toàn diện này đảm bảo rằng kênh đào sẽ không chỉ mang
lại lợi ích cho nền kinh tế mà còn giúp bảo tồn sự cân bằng sinh thái và môi
trường của khu vực. Mặc dù được công nhận rằng có thể xảy ra một số tác động
môi trường trong quá trình xây dựng, nhưng các biện pháp sẽ được thực hiện để
giảm thiểu tác động.
Kênh đào Phù Nam Techo dự kiến sẽ thúc đẩy trung tâm
kinh tế lớn thứ 4 của Campuchia. Sự phát triển mới này sẽ góp phần cùng với 3
vùng kinh tế trọng điểm hiện có. Đầu tiên là Phnom Penh và các khu vực lân cận,
được biết đến với nền kinh tế đô thị sôi động. Thứ hai là Sihanoukville cùng
với các khu vực lân cận, nổi tiếng với các hoạt động kinh tế ven biển chiến
lược. Và thứ ba là Siem Reap và các địa phương xung quanh, nổi tiếng về nền
kinh tế dựa vào văn hóa và du lịch. Dự án sẽ thúc đẩy sự phát triển của các khu
công nghiệp, hình thành các dây chuyền sản xuất và chuỗi cung ứng, đặc biệt
trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Hơn nữa, kênh đào sẽ thúc
đẩy quá trình đô thị hóa dọc theo tuyến đường thủy, góp phần phát triển nơi
được coi là vùng kinh tế trọng điểm thứ 4. Rõ ràng, dự án cũng sẽ cải thiện
mạng lưới giao thông và mang lại cơ hội mới cho các cộng đồng dọc theo tuyến
đường thủy. Về vấn đề này, các bên liên quan, bao gồm chính phủ, khu vực tư
nhân và cộng đồng địa phương, phải hợp tác để đảm bảo kênh đào Phù Nam Techo
trở thành hình mẫu về hội nhập, kết nối kinh tế quốc gia và khu vực, cũng như
thúc đẩy phát triển toàn diện, bền vững và có khả năng phục hồi.
Việc
tích hợp kênh đào Funan với tuyến đường sắt xuyên Á có khả năng thúc đẩy Việt
Nam thực hiện hoàn thiện các cơ sở vật chất, đảm bảo các quy định để xem xét mở
một tuyến sang Việt Nam ở các tỉnh phía Nam. Tiêu biểu là thành phố Hồ Chí Minh
– trung tâm tài chính của miền Nam. Khi thực hiện được sự liên kết này, quá
trình vận chuyển hàng hóa sẽ được giảm thời gian và chi phí hơn, tạo điều kiện
cho sự hợp tác ở biên giới giữa 2 quốc gia được nâng cao. Khi thực hiện dự án kênh đào Funan, điều này sẽ giúp
cho việc cảng biển của 2 nước phát triển và hoạt động mạnh mẽ hơn. Ngoài ra,
không chỉ phát triển về hệ thống vận chuyển, sự hợp tác cũng sẽ thúc đẩy hai
nước hoạt động mạnh mẽ hơn về ngư nghiệp, khai thác khoáng sản. Việc phát triển
cơ sở hạ tầng mạnh mẽ đến từ cả 2 nước sẽ tạo điều kiện cho người dân, nguồn
lao động của hai quốc gia có những cơ hội việc làm đa dạng và tốt hơn. Từ những
điểm sáng này, 2 nước sẽ có khả năng nhận được đầu tư từ các nước khác trong
khu vực, tăng cường hợp tác quốc tế sâu rộng hơn.
Từ Chí Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét