Thứ Hai, 27 tháng 11, 2023

THỰC HIỆN NHẤT QUÁN CHÍNH SÁCH TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO, CHỐNG VIỆC LỢI DỤNG TÔN GIÁO VI PHẠM PHÁP LUẬT

 Ngày 20/11/2023, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do tán phát bài “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam: Chính phủ ngược đãi người dân tộc thiểu số Tây Nguyên một cách có hệ thống”; trên trang blog Việt Nam Thời báo tán phát bài “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam công bố báo cáo nhân quyền tại Việt Nam năm 2022 - 2023 và kết quả giải nhân quyền Việt Nam 2023”. Nhìn nhận sự việc, trước hết chúng ta thấy rõ đây thực chất là luận điệu sai trái do trang blog Đài Á Châu Tự Do tán phát, nội dung xuyên tạc tình hình tự do, dân chủ ở Việt Nam; vu cáo chính quyền phân biệt dân tộc ngăn cấm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân tộc thiểu số, đồng thời, khuếch trương thanh thế, hình ảnh của các tổ chức phản động.

Chúng ta cần nhận thức đúng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đồng thời thấy được Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Vùng Tây Nguyên là địa bàn hoạt động của nhiều tổ chức tôn giáo, trong đó chủ yếu là Công giáo, Phật giáo, Tin Lành và Cao Đài, với tổng số khoảng 2,3 triệu tín đồ, gần 4.000 chức sắc, 10.000 chức việc và trên 1.300 cơ sở thờ tự. Cùng với phát triển kinh tế – xã hội, thời gian qua, các địa phương vùng Tây Nguyên luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; tập trung đẩy mạnh công tác vận động quần chúng ở vùng có đông đồng bào tôn giáo, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; kịp thời thông tin, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cho chức sắc, chức việc để thông qua đó tuyên truyền trong quần chúng tín đồ. Nhiều địa phương chủ động biên soạn tài liệu tuyên truyền bằng hai thứ tiếng, để phù hợp với trình độ nhận thức của đồng bào.

Thực hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, chống việc lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật bằng một số nội dung chủ yếu:

Tập trung nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đồng thời, thực hiện tốt cả hai chính sách tôn giáo và dân tộc, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nhà nước quan tâm công tác bảo tồn, khôi phục, phát huy các giá trị và hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống ở vùng Tây Nguyên.

Nhà nước cũng tiếp tục quan tâm, giải quyết nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp, chính đáng của đồng bào có đạo, tập trung giải quyết dứt điểm các tranh chấp, khiếu nại về đất đai, cơ sở thờ tự có liên quan đến tôn giáo, nhất là những vụ việc tồn đọng kéo dài; rà soát, thống kê tổng thể về tình hình quản lý, sử dụng nhà đất có liên quan đến tôn giáo; hướng dẫn kê khai, đăng ký sử dụng đất và sớm hoàn thành công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo; tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo xây dựng, cải tạo, sửa chữa cơ sở thờ tự theo đúng quy định của pháp luật./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét