Trên cơ sở nhận thức sâu sắc về nguy cơ, nhận diện đúng
những biểu hiện, Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp về công tác chính trị, tư
tưởng, tự phê bình và phê bình; về cơ chế, chính sách; về kiểm tra, giám sát,
kỷ luật Đảng; về phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn
thể chính trị – xã hội.
Một là, làm tốt công tác tư tưởng, nâng cao các hoạt động nhằm
thay đổi nhận thức của CBĐV. Mấu chốt của đấu tranh chống suy thoái TTCT là
nâng cao chất lượng công tác tư tưởng, vì việc dùng các biện pháp áp đặt và
trừng phạt khó có thể thay đổi được nhận thức. Do đó, công tác tư tưởng luôn
phải thay đổi để thích ứng với trình độ nhận thức của người dân. Sự mở cửa, khả
năng tiếp cận thông tin, trình độ giáo dục chung là các yếu tố ảnh hưởng đến
trình độ nhận thức này. Nếu công tác tư tưởng vẫn dùng các lý luận cũ, dù bằng
các phương tiện mới và hiện đại (như internet hay smart phone) cũng khó có hiệu
quả, thậm chí là tác động ngược, có nghĩa là càng tuyên truyền càng làm giảm
niềm tin.
Vì vậỵ, để làm tốt công tác tư tưởng, cần tập trung vào một
số nội dung cụ thể sau:
Coi trọng nghiên cứu lý luận trong công
tác tư tưởng, trong đó lấy các tiêu chí khoa học, khách quan làm trọng tâm. Cần
xây dựng được các cơ chế và quy định. Trong việc xây dựng cơ chế cần có sự cởi
mở và sự tham gia rộng rãi của xã hội và tầng lớp trí thức trong và ngoài nước.
Trước mắt, có thể xây dựng và tổ chức lại các cơ quan tham mưu của Đảng có tính
nghiên cứu, lấy chất lượng làm đầu.
Trong các tiêu chí khoa học lấy sự công khai, minh bạch và
phản biện độc lập là các tiêu chí tái cấu trúc hàng đầu. Đòi hỏi này tất yếu
phải mở rộng tự do ngôn luận và kiểm soát tính xây dựng, tức trách nhiệm xã hội
trong tranh luận.
Làm tốt công tác tuyên truyền cho các giá trị đã được nghiên
cứu và thống nhất trong lãnh đạo đến với mỗi CBĐV, các tổ chức xã hội và người
dân.
Hai là, tăng cường đấu tranh chống quan điểm, tư tưởng thù
địch, cơ hội xét lại. Trước hết, các cấp ủy đảng cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn
cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận. Coi đây là vấn đề có ý nghĩa
chiến lược trong việc bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và chế độ. Trên mặt trận đấu
tranh tư tưởng, lý luận, Đảng cần xây dựng chiến lược và có kế hoạch, chủ động
theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, thường xuyên rút kinh nghiệm. Tổ chức các
cuộc hội thảo khoa học, trao đổi, thảo luận, tranh luận, phân rõ đúng sai với
tinh thần phê phán có lý lẽ, với những luận cứ khoa học để thống nhất trong
nhận thức.
Sớm xây dựng và ban hành quy chế dân chủ trong nghiên cứu lý
luận; cho xuất bản tạp chí trao đổi những vấn đề nội bộ dành cho giới lý luận.
Ban Tuyên giáo Trung ương định kỳ tổ chức thông báo nội dung, cung cấp thông
tin và hướng dẫn để các cơ quan báo chí, các cơ quan lý luận tiến hành đấu
tranh phê phán thường xuyên, kịp thời các tư tưởng, quan điểm sai trái. Đa dạng
hóa các hình thức tuyên truyền; đẩy mạnh tuyên truyền đối ngoại dưới nhiều hình
thức; đồng thời cần có biện pháp quản lý không để kẻ địch lợi dụng.
Kết hợp chặt chẽ “xây” và “chống”, trong đó cần chú ý: đào
tạo đội ngũ cán bộ trẻ chuyên sâu về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh. Đổi mới sinh hoạt của chi bộ, kịp thời đưa những chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các chi bộ để đảng viên biết,
thảo luận, phân tích, phê phán, từ đó nâng cao trình độ nhận thức chính trị của
đảng viên, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Ba là, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ CBĐV.
Trong điều kiện có nhiều thay đổi về trình độ dân trí, sự chuyển biến nhanh
chóng của nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới, đòi hỏi phải không ngừng nâng
cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng, xứng đáng là người lãnh đạo cách mạng,
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, tránh
được những sai lầm, khuyết điểm. Muốn vậy, đội ngũ CBĐV phải không ngừng nâng
cao hiểu biết, nâng cao trình độ LLCT và vận dụng nó vào thực hiện chức trách,
nhiệm vụ của mình trên từng cương vị công tác.
Nâng cao trình độ LLCT cho CBĐV là một việc làm cần thiết có
tính cấp bách, bởi yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng luôn mang tính thời sự và có
nhiều thay đổi. Nội dung nâng cao trình độ LLCT phải toàn diện, bao gồm: những
nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những vấn đề
về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; về đường lối
đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;…
Đối với cấp ủy, chính quyền cơ sở cần tạo mọi điều kiện
thuận lợi để CBĐV được học tập, rèn luyện trong sinh hoạt và trong hoạt động
thực tiễn. Cùng với đó, bằng các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên
truyền, phổ biến nâng cao hiểu biết, trình độ LLCT cho đội ngũ CBĐV. Ngoài ra,
các tổ chức đảng và từng đảng viên phải luôn coi trọng và tăng cường tổng kết
hoạt động thực tiễn, đưa hoạt động này thực sự vào nề nếp, chế độ. Thường xuyên
soi lý luận vào thực tiễn, tạo điều kiện khái quát những kinh nghiệm cụ thể lên
tầm lý luận.
Bốn là, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của CBĐV. Trước
hết, bổ sung và hoàn thiện, thực hiện tốt các tiêu chí về tính tiên phong,
gương mẫu của CBĐV. Tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa sâu sắc những tiêu chí phấn
đấu của CBĐV theo nội dung, yêu cầu Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng,
ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về TTCT, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Mỗi CBĐV cần tự giác học tập nâng
cao trình độ lý luận và tu dưỡng đạo đức, lối sống.
Coi việc học tập là nhu cầu tự thân bởi quá trình phấn đấu,
tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân, là quá trình tích cực, chủ động tự điều chỉnh
hành vi của mình, tự giác nhận khuyết điểm, tự sửa chữa mình, không tranh công,
đổ lỗi, sợ trách nhiệm, dựa dẫm tập thể. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu
cấp ủy, chính quyền các cấp. Bởi lẽ, người đứng đầu là người chịu trách nhiệm
cao nhất trước cơ quan, đơn vị và cấp trên trong lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo
thực hiện tại đơn vị.
Bên cạnh đó, cần thường xuyên quan tâm
giáo dục, bồi dưỡng, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ người đứng đầu thực sự vững
vàng, trong sáng, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; xây dựng chế độ và duy
trì thành nền nếp việc cấp trên gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với ngưới đứng đầu
theo phân cấp để nắm tình hình, chủ động giải quyết tốt những vấn đề nảy sinh
về TTCT, đạo đức lối sống của đội ngũ này.
Năm là, cần tiếp tục thực hiện tổng hợp các giải pháp hoàn
thiện công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật
Đảng. Sắp xếp lại bộ máy, thực hiện tinh giản biên chế gắn với cải cách chế độ
công vụ và chế độ, chính sách đối với cán bộ. Làm tốt việc đánh giá cán bộ,
phát hiện nguồn cán bộ để đưa vào quy hoạch. Tổ chức thi tuyển cán bộ lãnh đạo,
quản lý, công chức, viên chức bảo đảm công bằng, dân chủ, công khai. Kiên quyết
và kịp thời thay thế những cán bộ tham nhũng, tiêu cực. Tập trung kiện toàn tổ
chức bộ máy theo hướng tinh gọn. Quan tâm thực hiện chế độ, chính sách đối với
những cán bộ sau khi sắp xếp bộ máy bị dôi dư, nhất là chính sách tiền lương,
nhà ở.
Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng phải
được tiến hành nghiêm túc, chặt chẽ, thiết thực cả về TTCT, phẩm chất năng lực
công tác, đạo đức, lối sống và kết quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được
giao. Cần phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, tổ chức trong tiến hành
các hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng, nhất là vai trò của cơ quan, ủy ban
kiểm tra của cấp ủy các cấp, tổ chức đảng, quần chúng đối với CBĐV; gắn kiểm
tra, giám sát với thi hành kỷ luật Đảng; kiên quyết xử lý nghiêm minh những
CBĐV vi phạm, những tổ chức đảng yếu kém trong thực hiện nhiệm vụ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét