Các thế lực thù địch luôn tìm mọi
thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước ta, trong đó ngụy biện thổi phồng khuyết
điểm, đánh tráo bản chất là một trong những thủ đoạn thường thấy. Chúng thường
xuyên bới móc, lượm lặt, những sai phạm, những tiêu
cực trong xã hội và ngụy tạo các khuyết điểm về Đảng về Nhà nước ta. Sau đó,
chúng sử dụng những lập luận sai, không hợp lý, cố ý vi phạm các quy tắc về
logic trong suy luận thổi phồng những tiêu cực, những sai phạm, khuyết điểm
nhằm đánh lạc hướng người nghe, người đọc, làm cho họ nhầm tưởng cái khuyết
điểm đó là thuộc về bản chất, là rất lớn, rất nghiêm trọng, trái ngược hoàn
toàn với thực tiễn. Như lợi dụng hiện tượng
fan cuồng thần tượng ở một số ít giới trẻ Việt Nam hiện nay, các thế lực thù
địch, phản động đã cho rằng “một đất nước (chỉ Việt Nam), tuổi trẻ gào khóc,
lên đồng tập thể, thiêu điều tự tử vì kết quả của một trận bóng nhưng đồng
loại, đồng bào, đồng tộc chết hơn hai mươi ba ngàn người trong vòng một tháng,
chẳng mấy người tuổi trẻ xúc động”; “một đất nước mà ở đó người ta không quan
tâm gì nhiều đến giáo dục văn hóa hay quyền con người…”. Tất cả những điều này
đều là ngụy biện lừa đảo bởi lẽ:
Thứ
nhất, với sự phát triển
của công nghệ thông tin đặc biệt là phương tiện nghe nhìn và nền công nghiệp
giải trí thì hiện tượng fan cuồng thần tượng ở một bộ phận giới trẻ là vấn đề
của tất cả các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không là ngoại lệ, tuy
nhiên hiện tượng fan cuồng thần tượng ở Việt Nam hiện nay mới chỉ thuộc về một
số ít giới trẻ, mang tính tự phát, rời rạc, ít đội nhóm có tổ chức. Tuy không
phổ biến và thuộc về thiểu số nhưng hiện tượng fan cuồng thần tượng vẫn được
Đảng, Nhà nước nhìn nhận và có những hành động phù hợp để ngăn chặn từng bước
đẩy lùi những hiện tượng đó. Mặt khác, đại bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay
đều khát vọng thể hiện và khảng định bản thân, khát khao cống hiến cho xã hội.
Thứ
hai, phát triển văn
hóa, giáo dục và quyền con người luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà
nước và toàn xã hội ở Việt Nam. Mặc dù mới ra đời đang phải tập trung vào nhiệm vụ hàng đầu là
đấu tranh giành độc lập dân tộc, tuy nhiên trên lĩnh vực văn hóa, Đảng đã ban
hành Đề cương văn hóa Việt Nam (năm 1943) với chủ trương xây
dựng nền văn hóa mới. Ngay khi Cách mạng Tháng Tám thành công (9/1945), Chủ
tịch Hồ Chí Minh chủ trương: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” và Người đã
phát động phong trào “Đời sống mới”, tiến hành Bình dân học vụ để xóa mù chữ cho 95%
dân số lúc bấy giờ. Trong đổi mới, Đảng đã ban hành Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 5 khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc”. Tiếp đó, năm 2014, Đảng tiếp tục ra Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Tổng
kết thành quả đất nước sau 35 năm đổi mới, trên lĩnh vực phát triển văn hóa,
con người, được Đại hội XIII nhận định: “đạt nhiều kết quả quan trọng. Nhận
thức về văn hóa, xã hội, con người ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn”. Hiện nay,
nhiều lĩnh vực, loại hình văn hóa mới ra đời, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã
hội; nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đã được kế thừa, bảo tồn và
phát huy; phát triển con người Việt Nam toàn diện - từng bước trở thành trung
tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; các vấn đề an sinh xã hội được
quan tâm và bảo đảm, giảm nghèo bền vững, đời sống vật chất và tinh thần của
người dân được nâng cao rõ rệt... Đặc biệt, việc phòng, chống đại dịch Covid-19
chính là thử thách để thấy được giá trị văn hóa, con người Việt Nam “tỏa sáng”,
được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Trong xã hội, tinh thần yêu nước, đoàn
kết, nhân ái, yêu thương con người được lan tỏa rộng rãi. Đảng và Nhà nước cũng
thể hiện thống nhất quan điểm con người là vốn quý nhất, dù “chống dịch như
chống giặc” nhưng quyết tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Những thành tựu
trên là minh chứng cho thấy Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị ở Việt Nam
luôn quan tâm ưu tiên phát triển văn hóa giáo dục thực hiện phát triển con
người Việt Nam toàn diện.
Tất cả những điều đó là những băng chứng
không thể phủ nhận, vạch mặt những kẻ phản động, sử dụng thủ đoạn ngụy biện lừa
đảo người khác nhằm phá hoại uy tín, niềm tin và tình cảm của nhân dân Việt Nam
và cộng đồng quốc tế giành cho Đảng và nhà nước Việt Nam. Những luận điệu như
thế không thể lừa gạt được những người có lương tri, đó chỉ là những tiếng kêu
lạc loài, yếu ớt của những kẻ vì lợi ích cá nhân hoặc còn ôm lòng thù hận và
hậm hực cá nhân. Những kẻ mà sự ngụy biện đã trở thành thói quen, khiến cho tư
duy trở nên sai trái, lệch lạc, không phân biệt được đúng sai./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét