Xuyên tạc, chống phá đường lối đối ngoại của Việt
Nam là một trong những nội dung được các đối tượng phản động, cơ hội bất mãn về
chính trị trong và ngoài nước thường xuyên sử dụng nhằm chống phá Đảng và Nhà
nước ta. Trong thời gian gần đây chúng đưa ra luận điệu cho rằng “Việt Nam cần
bỏ ngay chính sách ngoại giao “đu dây”, thay vào đó “Việt Nam chỉ có một lựa chọn
duy nhất là đứng về phe Âu Mỹ”. Đây là luận điệu sai trái xuyên tạc quan điểm, chính
sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, hòng gieo rắc sự hoài nghi trong dân chúng
về tính đúng đắn trong đường lối đối và chính sách ngoại của Đảng và Nhà nước,
chia rẽ quan hệ của Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới, từ đó hạ
thấp vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Thực tế, từ khi tiến hành công cuộc
đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng
hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Trong Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (bổ sung, phát triển năm
2011), Đảng ta đã chỉ rõ đường lối đối ngoại của Việt Nam là: “Thực hiện nhất
quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng
cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì một nước Việt Nam xã
hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm
trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”. Kế thừa và phát triển quan điểm chỉ đạo
đó, tại các kỳ Đại hội, Đảng ta vẫn tiếp tục kiên định đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ.
Thực hiện nhất quán quan điểm chỉ đạo
đó, hiện nay, Việt Nam có quan hệ với 189 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới; là đối tác chiến lược toàn diện với các nước Ân Độ, Trung Quốc và Nga.
Đặc biệt, Việt Nam là nước duy nhất trong ASEAN đã thiết lập khuôn khổ Đối tác
chiến lược và Đối tác chiến lược toàn diện với toàn bộ 5 nước thành viên Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc, toàn bộ nhóm nước G7 và 13/20 nước G20 và 8/9 nước
trong ASEAN. Các đối tác này chiếm 8/10 thị trường xuất khẩu chính, với 60,7%
tổng giá trị xuất khẩu; 9/10 thị trường nhập khẩu chính với 74,7% tổng giá trị
nhập khẩu, 76,7% tổng lượng khách du lịch; đóng góp 74% tổng vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam”.
Thông quan việc
thiết lập quan hệ đối tác với các nước lớn, đã giúp Việt Nam xử lý tốt quan hệ
với các nước lớn, đưa hợp tác trở thành chủ đạo và kênh trao đổi giảm thiểu sự
khác biệt trong quan hệ với các nước này, tạo điều kiện để tăng cường lòng tin.
Thông qua các quan hệ song phương tạo ra sự đan xen lợi ích, giúp Việt Nam
tranh thủ được nguồn lực quốc tế để phát triển đất nước và nâng cao vị thế của
đất nước trên trường quốc tế, thể hiện thông qua vị trí của Việt Nam trong
chính sách đối ngoại của các nước cũng như trong các khuôn khổ hợp tác đa
phương.
Đến nay, Việt Nam đã hai lần đảm nhiệm
thành công vai trò Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Điều đó minh chứng đất nước Việt Nam đang vững bước phát triển đi lên với một
tư thế mới của những con người làm chủ độc lập và làm chủ vận mệnh của mình;
với một vị thế mới, vị thế của một đất nước độc lập, tự chủ, hòa bình, ổn định
đang trên đà phát triển và chủ động, tích cực, có trách nhiệm trong các “sân
chơi” khu vực và toàn cầu. Đó là những minh chứng cho tính đúng đắn của đường
lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua.
Như vậy, những luận
điệu cho rằng chính sách ngoại giao của Việt Nam là “đu dây”, Việt Nam phải
chọn bên trong quan hệ ngoại giao
là sai lầm, đi ngược
lại đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam, đi ngược lại lợi ích chung
của đất nước và Nhân dân; là sự phủ nhận trắng trợn những thành tựu của Việt
Nam trong việc thực hiện chính sách đối ngoại. Hòng gieo rắc sự hoài nghi trong dân chúng về tính đúng đắn trong đường
lối đối và chính sách ngoại của Đảng và Nhà nước, chia rẽ quan hệ của Việt Nam
với các nước trong khu vực và thế giới. Tỉnh táo nhận diện những luận
điệu đó để có cách thức đấu tranh hợp lý chính là cách để mỗi chúng ta tiếp tục
bảo vệ hiệu quả nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét