Mới đây, trên trang mạng “Baoquocdan.org”,
những kẻ tự xưng Hội đồng liên kết quốc nội hải ngoại Việt Nam đã đăng tải bài:
“Tuyên cáo về tình hình Việt Nam năm 2023” với nhiều luận điệu sai trái, xuyên
tạc tình hình đất nước, cho rằng Việt Nam hiện nay “văn hóa suy đồi, kinh tế
lụn bại, xã hội đầy bất công”. Tuy nhiên, thực tiễn đất nước Việt Nam là minh
chứng sinh động bác bỏ những luận điệu sai trái, xuyên tạc mà chúng đã đăng
tải.
Thực tế cho
thấy, từ khi thành lập đến nay, với đường lối đúng đắn và bản lĩnh của một Đảng
cách mạng chân chính, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta thực hiện
thành công cách mạng giải phóng dân tộc, tiến hành công cuộc xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng đạt được những thành tựu
to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam đã
giành được độc lập, thống nhất Tổ quốc; có nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tự
quyết định con đường phát triển theo mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do
dân, vì dân. Mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân, thực hành quản lý,
điều hành xã hội bằng pháp luật. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng
được củng cố, nhân dân Việt Nam luôn tin tưởng, đoàn kết, bảo vệ chế độ, thực
hiện hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước.
Với
“xuất phát điểm” là nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, lại chịu hậu quả
nặng nề của chiến tranh, Việt Nam đã vươn lên trở thành nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển có thu nhập trung bình. Năm 2022,
trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động nhanh, khó lường làm gia
tăng rủi ro đến thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh
lương thực toàn cầu, nhưng Việt Nam vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ
tăng trưởng GDP đạt 8,02% so với năm trước, quy mô nền kinh tế ước đạt đạt 409
tỷ USD, đứng thứ 37 thế giới, thứ 5 Đông Nam Á. Thu nhập bình quân đầu người
năm 2022 đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD. Việt Nam được các tổ
chức quốc tế lớn, uy tín trên thế giới đánh giá có nền kinh tế năng động, sáng
tạo và hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả.
Nền văn hoá Việt Nam tiến
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc không ngừng được củng cố, phát triển, thực sự là
nguồn lực nội sinh để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc; hình thành
nhân tố mới, giá trị mới của con người Việt Nam, góp phần nâng cao dân trí, dân
chủ hóa đời sống xã hội. Đến năm 2022, Chỉ số phát triển con người (HDI) Việt
Nam đạt 0,701, thuộc nhóm cao trên thế giới. Nhiều phong trào, cuộc vận động
văn hóa được tổ chức có sức lan toả sâu rộng trong đời sống, tạo môi trường văn
hóa, bảo vệ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Việt Nam
với nhiều di sản được UNESCO công nhận và những con người cần cù, thông minh,
sáng tạo, hiện đại, thân thiện là điểm đến của bạn bè quốc tế. Văn hoá thực sự
“soi đường cho quốc dân” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chất lượng cuộc sống của người
dân không ngừng được nâng cao. Việt Nam đã tuyên bố hoàn thành Mục tiêu phát
triển Thiên niên kỷ (MDGs) về xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu
đói, về đích trước 10 năm so với thời hạn. Mạng lưới y tế hoàn chỉnh, tổ chức
tới tận thôn, bản và đang là mô hình mà nhiều nước trên thế giới quan tâm, học
hỏi kinh nghiệm. Việt Nam cũng đã chủ động sản xuất nhiều loại vắc xin phòng
bệnh; bào chế và sản xuất được các thuốc thông thường bằng nguyên liệu sẵn có;
kiểm soát và ngăn ngừa được nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Đảm bảo an sinh xã hội,
bảo vệ quyền con người, quyền công dân; thúc đẩy kinh tế phát triển,… được các
tổ chức quốc tế, quốc gia trên thế giới đánh giá cao.
Với những thành tựu đạt được nêu
trên, Việt Nam trở thành biểu tượng của nhân loại về thực hiện khát vọng độc
lập, tự do, thống nhất, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, trong một thế giới
còn nhiều biến động. Đó là những minh chứng hùng hồn bác bỏ mọi luận điệu sai
trái, xuyên tạc của Hội đồng liên kết quốc nội hải ngoại Việt Nam ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét