Duy Vũ
Những năm qua,
nhận thức của cán bộ và nhân dân ta về vấn đề hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được nâng lên đáng kể, song, trong thực
tế vẫn còn có bộ phận nhân dân nhận thức chưa rõ, chưa đầy đủ, thậm chí còn mơ
hồ. Chính từ những hạn chế, yếu kém này mà các thế lực thù địch đã triệt để lợi
dụng để ngụy biện, xuyên tạc, chống phá đường lối, chủ trương của Đảng ta nói
chung và thể chế kinhh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói
riêng.
Nhận thức sai lệch cho rằng việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa là sách lược trong một giai đoạn nhất định.
Thực tế có những nhận thức sai lệch
cho rằng thể chế kinh tế thị trường về cơ bản và lâu dài không dung hợp với chủ
nghĩa xã hội, cho nên việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
chủ nghĩa chỉ là sách lược ngắn hạn, chứ không phải là chiến lược ổn định, lâu
dài.
Nhận thức sai
lệch trên dẫn đến việc một số người cho rằng: thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay sẽ sớm bị loại bỏ để thay thế bằng
một thể chế kinh tế khác, mà ở đó, kinh tế tư nhân sẽ bị xóa bỏ. Đó là nhận
thức không đúng, từ đó một số thế lực thù địch lơi dụng nhằm chống phá ta.
Chúng ngụy biện rằng nước ta thu hút đầu tư tư nhân trong và ngoài nước để rồi
sau này sẽ tiến hành “quốc hữu hóa”, tịch thu, “rải thóc bẫy chim sẻ”, “vỗ béo
để làm thịt”, làm cho một số người dân trong nước và nhà đầu tư nước ngoài lo
lắng, không dám mạnh dạn đầu tư tài sản, công sức của mình vào tham gia phát
triển nền kinh tế đất nước.
Đảng và Nhà nước
ta chủ trương nhất quán thực hiện lâu dài thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, không “quốc hữu hóa” kinh tế tư bản, tư nhân như các thế lực
thù địch xuyên tạc, bịa đặt.
Thực tế trên đặt ra vấn đề phải tăng
cường tuyên truyền sâu rộng hơn nữa trong cán bộ, nhân dân ta và với cộng đồng
quốc tế rằng việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa là nhằm đến mục tiêu xây dựng mô hình kinh tế tổng quát trong
suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cùng với đó, phải chỉ rõ
những nhận thức mơ hồ, lệch lạc để khắc phục và kiên quyết vạch trần, đấu tranh
với các quan điểm xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, bất mãn trong
vấn đề này.
Nhìn nhận, suy diễn theo kiểu cơ học về vai trò của thị trường và Nhà
nước trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Trong những năm qua, đã xuất hiện
không ít những nhìn nhận, đánh giá phiến diện, một chiều về mối quan hệ giữa
vai trò của thị trường và vai trò của Nhà nước trong thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa là theo nguyên tắc “bập bênh”, nghĩa là bên này
tăng lên thì bên kia giảm xuống và ngược lại. Không thấy được việc sử dụng đồng
bộ vai trò của Nhà nước và vai trò của thị trường theo nguyên tắc bổ sung cho
nhau, kết hợp mặt mạnh của Nhà nước và mặt mạnh của thị trường, đồng thời hạn
chế mặt yếu của Nhà nước và mặt yếu của thị trường trong những điều kiện cụ
thể.
Trong
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, thị trường
đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ các nguồn lực của xã hội, là
động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất. Nhà nước đóng vai trò định hướng,
xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng,
minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và nguồn lực của Nhà
nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sức sản xuất kinh doanh
và bảo vệ môi trường.
Về vấn đề trên,
thực tế không những ở nước ta, mà trên thế giới, cũng có nhiều nhà kinh tế, học
giả thường xuyên tranh luận với một đề tài có vài thế kỷ nay, rằng nên thực
hiện vai trò của nhà nước và vai trò của thị trường trong thể chế kinh tế thị
trường như thế nào. Với các quan điểm nhìn nhận phiến diện rằng nên “thị trường
nhiều hơn, nhà nước ít hơn”, hay ngược lại “nhà nước nhiều hơn, thị trường ít
hơn”…
Ngộ nhận về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ
chủ yếu nằm ở chính sách xã hội và chính sách phân phối
Thực tế, một bộ phận cán bộ, đảng viên,
quần chúng vẫn còn hiểu chưa đầy đủ rằng trong thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa chủ yếu nằm ở chính sách xã hội và chính sách phân phối,
vì vậy đối với quá trình sản xuất kinh doanh, Nhà nước cần giảm tối đa sự can
thiệp, để cơ chế thị trường phát huy tối đa vai trò tự động điều tiết nền kinh
tế; Nhà nước chỉ cần tập trung vào hoàn thiện các chính sách xã hội và chính
sách phân phối.
Chúng ta cần chỉ rõ rằng, tính định hướng xã hội chủ nghĩa không phải chỉ
thể hiện ở phương diện chính sách xã hội, lại càng không phải chỉ là sự bao cấp
xã hội, mà tính định hướng xã hội chủ nghĩa phải được thể hiện đồng bộ ở ba
phương diện: xây dựng cơ chế phát triển để giải phóng triệt để sức sản xuất của
tất cả các thành phần kinh tế; hướng tới mục tiêu từng bước nâng cao đời sống
mọi mặt của nhân dân, dân giàu, nước mạnh; thực hiện tốt các mục tiêu về phát
triển con người, các chính sách xã hội, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là quan điểm nhất quán của Đảng ta; đồng thời là nhiệm vụ quan trọng, vừa
cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó
cần đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu
quả quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của
toàn xã hội trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét