Quan liêu, xét về bản chất là sự tha hóa quyền lực của
cơ quan công quyền. Sự tha hóa này biểu hiện chủ yếu ở bên ngoài là hiện tượng
giấy tờ, bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian và ở bên trong là tâm lý
hám danh, chạy theo chủ nghĩa thành tích, chạy theo địa vị, chức quyền và lợi
dụng địa vị chức quyền, lợi dụng sơ hở của cơ chế quản lý để mưu cầu lợi ích cá
nhân dẫn tới lạm quyền và lộng quyền. Bệnh quan liêu với các đặc trưng chủ yếu
là “sự thống trị của bàn giấy”, xa quần chúng, xa thực tế, xa cuộc sống, chỉ
chú ý đến hình thức, không chú ý đến bản chất của sự vật, lấy phương pháp mệnh
lệnh hành chính thay cho phương pháp làm việc khoa học. Nói chung, cách làm
việc như vậy thường không quan tâm đến hiệu quả của công việc.
Công tác tổ chức - cán bộ cũng là một trong những lĩnh
vực biểu hiện rõ nhất đặc trưng của bệnh quan liêu, đó là: Vừa thiếu dân chủ, độc đoán
chuyên quyền, vừa tùy tiện vô trách nhiệm; vừa tập trung quan liêu, vừa phân
tán tự do vô tổ chức, vô kỷ luật; bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều tầng nấc
trung gian chồng chéo, tệ giấy tờ, hình thức, trọng đẳng cấp và địa vị, xa rời
thực tế; đối với cán bộ, công chức làm công tác tổ chức cán bộ mắc bệnh quan
liêu thường không có quan điểm phục vụ nhân dân mà đứng trên nhân dân, trong
cách tổ chức, quản lý, tác phong công tác thường thoát ly thực tiễn.
Để ngăn ngừa, khắc phục bệnh quan liêu trong công tác tổ chức cán bộ, cần
tập trung, giáo dục, nâng cao nhận thức về đấu tranh chống bệnh quan liêu; điều
chỉnh, sắp xếp cơ cấu tổ chức, cơ chế và phương thức hoạt động của bộ máy theo
hướng tinh giảm, hợp lý và hiệu quả; phát huy dân chủ, tổ chức cho quần chúng
tham gia vào công tác tổ chức cán bộ; giáo dục quan điểm quần chúng, xây dựng
tác phong làm việc khoa học, sâu sát thực tế cho cán bộ, đảng viên. Mặt khác, phải tăng cường công
tác kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh, xử lý kiên quyết những sai phạm của cán bộ,
đảng viên./.
cán bộ mà quan liêu thì nên nghỉ việc
Trả lờiXóa