Nhằm thể hiện sự công khai, minh bạch chính sách quốc phòng, năm 2019 Việt Nam tiếp tục công bố Sách trắng Quốc phòng. Và sự kiện đó được dư luận quốc tế quan tâm, đánh giá cao. Cuốn sách có nhiều nội dung quan trọng, với tinh thần cơ bản là: xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện để bảo vệ vững chắc Tổ quốc; thực thi chính sách quốc phòng mang tính chất hòa bình, tự vệ. Đặc biệt, trong đó khẳng định rõ: Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Đây chính là quan điểm “Bốn không” của Đảng; là
thông điệp hòa bình, thể hiện sâu sắc khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam
gửi tới tất cả các quốc gia trên thế giới.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao khẳng định quan
điểm “Bốn không” nêu trên là thông điệp hòa bình? Nói như thế liệu có mâu thuẫn
không? Câu trả lời là đúng như vậy! Và không hề có sự mâu thuẫn. Bởi vì, thực
chất quan điểm “Bốn không” đã thể hiện sự nhất quán nhằm triệt tiêu hoàn toàn
mầm mống chiến tranh từ phía Việt Nam; không cho bất cứ ai có thể lợi dụng Việt
Nam, lãnh thổ Việt Nam để xâm lược hoặc gây phương hại nước khác. Từ thực tiễn
khắc nghiệt của đất nước, Việt Nam thấu hiểu hòa bình không phải là mỹ từ để
ngợi ca, mà là mục tiêu cao cả của nhân loại chân chính. Không một ai trong số
những người có lương tri trên trái đất này lại không yêu chuộng hòa bình, đấu
tranh vì hòa bình. Cũng vì thế mà nhân dân Việt Nam và các dân tộc từng bị áp
bức, nô dịch bởi chủ nghĩa thực dân, đế quốc đã kiên quyết đứng lên đấu tranh
đến cùng, không khoan nhượng để giành độc lập, tự do, hòa bình cho dân tộc mình
-
thứ quý đến mức “không có gì quý hơn” theo cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Để có được nó dân tộc Việt Nam đã phải trả giá bằng máu cùng sự đau thương, mất
mát của nhiều thế hệ. Ngay trong cuộc sống hòa bình hôm nay, trên dải đất hình
chữ “S” vẫn hằn sâu những vết thương chiến tranh, di chứng chiến tranh. Vẫn còn
đó những Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh, liệt sĩ, nạn nhân chất độc
da cam,… họ là những chứng nhân của lịch sử, hiện thân của chiến tranh đã vượt
lên số phận, không những có ích cho đời mà còn cho cả xã hội. Họ thực sự trở
thành những tâm hồn cao đẹp của dân tộc Việt Nam đã tỏa sáng, được kết tinh bởi
khát vọng hòa bình. Không phải ngẫu nhiên, ngay trong cuộc chiến tranh chính
nghĩa đó của nhân dân ta chống chiến tranh xâm lược phi nghĩa của tên đế quốc
đầu sỏ, Chủ tịch Hội đồng hòa bình thế giới Romesh Chandra đã khâm phục, ngợi
ca: “Việt Nam là lương tri của thời đại”. Cũng không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội - Thủ đô của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vốn bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh phá
hoại miền Bắc bằng không quân của đế quốc Mỹ lại được UNESCO trao tặng danh
hiệu “Thành phố vì hòa bình”, bạn bè quốc tế vinh danh “Thủ đô của phẩm giá con
người”. Thật đáng tự hào!
Quan điểm “Bốn không” trong “Sách trắng
Quốc phòng Việt Nam năm 2019” là thông điệp hòa bình và cũng là cam kết của
Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam gửi tới các quốc gia trên thế giới. Trước
sau như một, Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các quốc gia trong
quan hệ quốc tế, sẵn sàng mở rộng quan hệ hợp tác, kể cả hợp tác quốc phòng,
trên cơ sở không phân biệt sự khác nhau về chế độ chính trị và trình độ phát
triển. Việt Nam không chấp nhận quan hệ hợp tác dưới bất kỳ điều kiện áp đặt
hoặc sức ép nào. Từ lịch sử đến hiện tại và tương lai, Việt Nam chưa từng và sẽ
không bao giờ gây hấn hay xâm lược nước khác, không sử dụng vũ lực hay đe dọa
sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Đó là tôn chỉ, là truyền thống văn hóa
lâu đời đã trở thành cốt cách của dân tộc Việt Nam. Như vậy, với cam kết “Bốn
không”, Việt Nam đã chủ động bày tỏ thẳng thắn thái độ của mình xuất phát từ
khát vọng hòa bình, vì hòa bình của chính dân tộc mình cũng như hòa bình của
nhân loại.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống nhân văn
cao đẹp, khát khao hòa bình không chỉ cho đất nước mình mà còn cho tất cả các
quốc gia, dân tộc trên thế giới. Cùng với việc khẳng định rõ quan điểm “Bốn
không” – thông điệp hòa bình, Đảng, Nhà nước và toàn thể dân tộc Việt Nam đã và
đang nỗ lực góp phần gìn giữ hòa bình với tư cách là “thành viên tích cực của
cộng đồng quốc tế”. Dưới lá cờ Liên hợp quốc, những cán bộ, chiến sĩ quân y,
công binh,… của Việt Nam không quản ngại hy sinh, gian khổ đang ngày đêm thực
hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan và Abyei. Tinh thần đoàn kết đấu
tranh cho hòa bình, vì hòa bình đang tỏa sáng ở Châu Phi và nhiều nơi trên thế
giới sẽ đưa các quốc gia xích lại gần nhau hơn trên con đường hướng tới tương
lai tốt đẹp.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống nhân văn cao đẹp, khát khao hòa bình không chỉ cho đất nước mình mà còn cho tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Trả lờiXóa