KHÔNG
THỂ ĐỔ LỖI CHO CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN!
Hiện nay, có một số luận điệu cho rằng sự
bảo thủ, trì trệ trong nhận thức, những sai
lầm, hạn chế và khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển
đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa là bắt nguồn từ chủ
nghĩa Mác - Lênin?
Chúng ta không hề giấu giếm những sai lầm, hạn
chế và khó khăn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đảng
ta đã chỉ rõ: Năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh
tranh của nền kinh tế còn thấp... Tình trạng suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ
quan liêu, tham
nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi... Dân chủ xã hội chủ nghĩa và
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ; kỷ cương, kỷ luật
chưa nghiêm,...
Đảng cũng nghiêm khắc thừa nhận rõ rằng,
tình trạng trên có những nguyên nhân khách quan nhưng “trực
tiếp và quyết định
nhất là nguyên
nhân chủ quan”.
Đó là những hạn chế trong đánh giá, dự báo tình hình, trong
nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, trong công tác lãnh
đạo, quản lý của các cấp ủy, chính quyền,... Việc có những
sai lầm, khuyết điểm, khó khăn, hạn chế trong quá trình xây dựng đất nước âu
cũng là khó tránh khỏi.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội là công việc
vô cùng khó khăn, phức tạp, có tính khoa học, đòi hỏi thời
gian, nguồn lực to lớn và nhiều điều kiện khác. Chúng ta bắt
tay vào xây dựng chủ
nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá nặng nề sau cuộc
chiến tranh khốc liệt kéo dài suốt 30 năm. Khó khăn lớn nhất
trước hết không phải từ sự thiếu thốn về của cải, vật chất mà đa phần chính ở
quan điểm, tác phong mang nặng tính chất của nền văn hóa nông
nghiệp. Không có kinh
nghiệm tiền lệ, không có sự hỗ trợ của phe xã hội chủ nghĩa như trước
đây, nhiều thế lực đang nhòm ngó, chống phá, trong điều kiện ấy, những thành tựu
mà công cuộc đổi mới
đạt được là đặc biệt quan trọng. Chúng ta đã duy trì tốc độ tăng trưởng
GDP cao năm trong suốt hơn 35 năm thực hiện chính sách đổi mới. Từ GDP
bình quân đầu người chỉ 80 USD đã tăng lên mức trên 3.000
USD. Đời sống nhân dân đã được cải thiện một bước cơ bản.
Những điều đó là không
thể phủ nhận và mặc nhiên đã được nhiều tổ chức, cá nhân trên thế giới,
trong đó có nhiều học giả phương Tây thừa nhận.
Để có được những thành tựu to lớn đó, Đảng
và Nhà nước
Việt Nam đã có những bước đi dũng cảm về nhận thức, sự đổi mới mạnh
mẽ về chính sách kinh tế - xã hội. Từ một nền kinh tế bao
cấp hoàn toàn dựa trên sở hữu công cộng, chuyển sang xây dựng nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần,
rồi chuyển hẳn sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; từ một nhà nước xây dựng theo mô hình nền chuyên chính
vô sản chuyển sang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; từ chỗ bị
bao vây cấm vận, chỉ có quan hệ với các nước khối xã hội chủ
nghĩa là chủ yếu, chúng
ta đã mở cửa, hội nhập quốc tế, thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên tổng số 193 thành viên Liên hợp quốc,
trong đó có 2 đối tác toàn diện đặc biệt, 15 đối tác chiến
lược, 11 đối tác toàn diện, 2 đối tác chiến lược theo từng lĩnh vực.
Từ thực cho thấy, không
thể có lý gì để nói rằng, Đảng và Nhà nước Việt Nam bảo thủ, cố chấp hay định kiến mà không đổi
mới nhận thức, đổi
mới chính sách về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội, cũng như không thể đổ cho học thuyết Mác -
Lênin có lỗi trong những
khó khăn, hạn chế, sai lầm của quá trình xây dựng, phát triển đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét