ĐẤU TRANH VỚI NHỮNG QUAN ĐIỂM SAI TRÁI
VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM
Hiện nay, bằng nhiều phương tiện truyền thông khác
nhau, các thế lực thù địch và phản động không ngừng xuyên tạc, rêu rao những
luận điệu sai trái về tình hình nhân quyền của Việt Nam. Chúng lợi dụng các kẽ
hở về mặt pháp luật, tập hợp và làm méo mó các vấn đề xã hội như dân chủ, nhân
quyền, dân tộc, tôn giáo… để xuyên tạc và âm mưu hình thành các tổ chức chính
trị đối lập tại Việt Nam. Thông qua các hội nhóm này, chúng huấn luyện, tẩy não
cho thành viên để kích động họ viết đơn kiến nghị, đòi thành lập đảng chính trị
đối lập, thậm chí đòi khởi kiện, vu cáo, xuyên tạc Nhà nước ta vi phạm các điều
ước quốc tế về quyền dân sự…
Để hạn chế việc các thế lực thù địch lợi dụng mạng
xã hội để bịa đặt những thông tin sai sự thật gây hoang mang dư luận, hướng
quần chúng nhân dân theo hướng tiêu cực, cần phải nâng cao nhận thức của người dân.
Bằng việc phải làm rõ những luận điểm sai trái của thế lực thù địch, phân loại
các đối tượng đang chống phá, cách thức tiến hành đấu tranh, hóa giải các quan
điểm sai trái, thù địch về quyền con người cũng như phổ biến những thông
tin đúng đắn, định hướng dư luận xã hội.
Một là, xác định bản
chất và bẻ cong những luận điểm sai trái, thù địch về quyền con người. Tuyên
truyền xuyên tạc, phủ nhận các giá trị lý luận - thực tiễn về quyền con người
để chống phá nền tảng tư tưởng XHCN của quyền con người ở Việt Nam. Tiến hành
các hoạt động chống phá thực tiễn bảo đảm quyền con người trên tất cả các lĩnh
vực: kinh tế, tôn giáo, dân tộc, thông tin, truyền thông, giáo dục, đào tạo,
văn hóa nghệ thuật, tư pháp... kể cả hợp tác quốc tế, nhằm thúc đẩy sự chệch
hướng XHCN của công cuộc đổi mới ở nước ta. Tuyên truyền, ca ngợi các giá trị
của nhân quyền tư sản nhằm kích động, cổ vũ việc phân hoá, chuyển hoá tư tưởng
chính trị XHCN đồng thời thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” sang tư tưởng
nhân quyền tư sản, trước tiên trong nội bộ Đảng, Nhà nước. Tạo dựng “ngọn cờ”
về nhân quyền thông qua việc tuyên truyền, ca ngợi, trao giải thưởng cho nhiều
nhân vật chống đối nhằm kích động hình thành các tổ chức chính trị đối lập
trong và ngoài nước và tìm cách xác lập cơ chế “đa nguyên, đa đảng” trong thực
tế ở nước ta.
Hai là, vạch rõ chủ trương, phương thức sử dụng truyền thông chống
phá của thế lực thù địch. Về chủ trương chống phá, các thế lực thù địch thường
xuyên lấy chống phá về chính trị, tư tưởng làm khâu đột phá; Lấy mua chuộc kinh
tế làm mũi nhọn; Lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, làm
ngòi nổ; Dùng ngoại giao, đầu tư kinh tế để hỗ trợ, hậu thuẫn. Về phương thức
sử dụng truyền thông chống phá: Các thế lực thù địch sử dụng truyền thông đại
chúng, đặc biệt là mạng Internet, xuất bản báo chí ở nước ngoài, để chống phá
Việt Nam như xuyên tạc, kích động về tư tưởng, chính trị. Chúng lợi dụng các
sai sót trong quản lý để kích động biểu tình trái phép và xuyên tạc. Nhằm phát huy tốt nhất các vai trò của cấp
ủy để xây dựng chi bộ Đảng vững mạnh, cần tích cực phổ biến rộng rãi và truyền
cảm hứng thông qua việc nêu gương của cán bộ, đảng viên trong đấu tranh chống
luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Ba là, cần nhanh chóng thiết lập cơ chế hoạt động
để đập tan các quan điểm sai trái, thù địch về quyền con người. Cần sớm thiết lập, ràng buộc trách nhiệm
pháp lý, thống nhất và triển khai nghiêm cơ chế phối hợp giữa các cơ quan của
Chính phủ với các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội nước ngoài, như: Google,
Youtube, Facebook... trong việc quản lý, ngăn chặn, xử lý các thông tin xấu,
độc.
Xu
hướng của mạng xã hội sẽ ngày càng phát triển và thu hút ngày càng nhiều bạn
trẻ tham gia, bên cạnh những mặt tích cực mà mạng xã hội mang lại như giúp quần
chúng nhân dân hiểu biết, tiếp thu, nâng cao tri thức, kiến thức.
Để mạng xã hội đóng góp hiệu quả đối
với xã hội, cần kịp thời phát hiện, phối hợp giáo dục, xử lý nghiêm, đủ sức răn
đe đối với các đối tượng sử dụng Internet, đưa và chia sẻ thông tin vi phạm
pháp luật. Đồng thời, có chế tài bảo vệ người tham gia công tác bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên
không gian mạng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét