Ngày nay, lợi dụng vấn đề đó, các thế lực thù địch tiếp tục kích động Nhân dân yêu sách thành lập nhà nước riêng của mình như “Nhà nước Mông” ở vùng Tây Bắc, “Nhà nước Đegar tự trị” ở Tây Nguyên và “Vương quốc Khmer Crom” ở Tây Nam Bộ. Đây là âm mưu vô cùng thâm độc, tinh vi, xảo quyệt vì các vùng đất trên từng thuộc về các quốc gia phong kiến khác nhau, có nền văn hóa và phong tục tập quán riêng biệt. Chính điều này đã bị các thế lực thù địch sử dụng làm “ngòi nổ” cho các cuộc gây rối, bạo loạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội thời gian qua, như Tây Nguyên các năm 2001, 2004 do K’Sorkok, “Tổng thống” tự xưng của “Nhà nước Degar tự trị” cầm đầu, dưới sự giật dây của các thế lực thù địch phản động trong và ngoài nước; Mường Nhé (Điện Biên) năm 2012 đòi thành lập “Nhà nước Mông độc lập” do các đối tượng phản động ngoài nước chỉ đạo, điều hành.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là một quốc gia đa dân tộc, với 54 tộc người, sinh sống trên dải đất diện tích
363.390 km2, trải dài 15 vĩ độ, từ 23023’ Bắc (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang) đến 8034’ Bắc (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Quá trình
dựng nước gắn liền với lịch sử các cuộc chiến tranh chống xâm lược phương Bắc,
đồng thời là quá trình không ngừng mở rộng bờ cõi về phương Nam. Mở đầu là nước
Văn Lang của các vua Hùng, kết thúc khi nhà Nguyễn hoàn thành việc khai phá đất
đai đến vùng Đất Mũi ngày nay. Lãnh thổ nước ta hiện nay có được, chính là quà
tặng của các quốc gia khác như hai châu Ô, Lý thời nhà Trần (Vùng đất Quảng
Bình, Quảng Trị ngày nay), nhưng cũng có khi là kết quả của các cuộc chiến
tranh mở rộng bờ cõi giữa Đại Việt với Chân Lạp, Chăm Pa, Phù Nam. Đây là điều
hoàn toàn bình thường trong thời kỳ phong kiến, với quy luật mạnh được yếu
thua. Xã hội phong kiến xưa chưa có một tổ chức mang tính quốc tế để đưa ra
luật lệ chung thống nhất, cấm các quốc gia mạnh không được xâm chiếm, sáp nhập
các quốc gia yếu hơn. Do đó, sự mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chiến tranh là
bình thường, hoàn toàn phù hợp với thực tế lúc bấy giờ.
Trước
đây, bằng chính sách thâm độc “chia để trị”, thực dân Pháp đã chia nước ta
thành 3 kỳ Bắc - Trung - Nam nhằm chia cắt vĩnh viễn đất nước, hình thành tiềm
thức chia rẽ, ý thức li khai, đòi lập quốc gia riêng trong Nhân dân. Chúng
ngang nhiên thừa nhận sự tồn tại của cái gọi là vua Mèo, vua Thái ở vùng Tây
Bắc. Do đó, lịch sử thời Pháp thuộc, nước ta đã từng chứng kiến sự tồn tại của
các ông “vua” không ngai như “vua” Thái Đèo Văn Long (1887 - 1975), cai quản 12
xứ Thái ở Mường Tè, Lai Châu; “vua” Mèo Vương Chính Đức (1865 - 1947) cai quản
vùng Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn (Hà Giang). Hay thời Mỹ xâm lăng là
chế độ Việt Nam cộng hòa.
Ngày
nay, lợi dụng vấn đề đó, các thế lực thù địch tiếp tục kích động Nhân dân yêu
sách thành lập nhà nước riêng của mình như “Nhà nước Mông” ở vùng Tây Bắc, “Nhà
nước Đegar tự trị” ở Tây Nguyên và “Vương quốc Khmer Crom” ở Tây Nam Bộ. Đây là
âm mưu vô cùng thâm độc, tinh vi, xảo quyệt vì các vùng đất trên từng thuộc về
các quốc gia phong kiến khác nhau, có nền văn hóa và phong tục tập quán riêng
biệt. Chính điều này đã bị các thế lực thù địch sử dụng làm “ngòi nổ” cho các
cuộc gây rối, bạo loạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự
an toàn xã hội thời gian qua, như Tây Nguyên các năm 2001, 2004 do K’Sorkok,
“Tổng thống” tự xưng của “Nhà nước Degar tự trị” cầm đầu, dưới sự giật dây của
các thế lực thù địch phản động trong và ngoài nước; Mường Nhé (Điện Biên) năm
2012 đòi thành lập “Nhà nước Mông độc lập” do các đối tượng phản động ngoài
nước chỉ đạo, điều hành.
Hai
là, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng trào lưu “chủ nghĩa dân túy” đã và
đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới gần đây để kích động, lôi kéo, xúi giục một
bộ phận nhân dân nhẹ dạ, cả tin, kém hiểu biết đề cao “chủ nghĩa dân tộc cực
đoan” nhằm gây rối, bạo loạn, đòi thành lập các “nhà nước tự trị” của riêng
mình. Chúng hoàn toàn “đánh lận con đen”, “tát bùn sang ao” khi cố tình đánh
đồng giữa “chủ nghĩa dân túy” với “chủ nghĩa dân tộc cực đoan”. Bởi vì, trong
khi “chủ nghĩa dân túy” đề cao quyền lợi, lợi ích của quốc gia mình, coi quyền
lợi của quốc gia mình là trên hết, trước hết, đặt lợi ích của nước mình lên
trên lợi ích của nước khác. Còn “chủ nghĩa dân tộc cực đoan” mà bọn chúng gieo
rắc trong Nhân dân, trong đồng bào một số dân tộc thiểu số ở nước ta chính là
thái độ phân biệt dân tộc, miệt thị dân tộc, chia rẽ dân tộc giữa dân tộc Kinh
với các dân tộc còn lại như Mông, K’Ho, Tày, Nùng, Churu…
Truyền
thống hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta gắn liền với sự đoàn
kết, chung vai sát cánh bên nhau chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng dất
nước của các dân tộc, không phân biệt Kinh hay Mường, Mông hay Thái, Thổ hay
Khmer,…; không phân biệt đồng bào miền xuôi hay miền ngược. Lịch sử chống ngoại
xâm của các triều đại phong kiến Đinh, Lý, Trần, Lê trước kia hay chống thực
dân Pháp, đế quốc Mỹ gần đây đều có sự đóng góp rất lớn của đồng bào các dân
tộc thiểu số Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Mặt khác, chúng ta đều biết,
cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam không phải được hình thành một lúc trong lịch sử,
mà gắn liền với các cuộc di cư của các dân tộc từ các quốc gia khác tới,
như một số dân tộc vùng Tây Bắc ngày nay có nguồn gốc từ Trung Quốc, di
cư sang nước ta cách đây trên 300 năm, cuối đời nhà Minh, đầu đời nhà Mãn
Thanh. Hay cộng đồng người Hoa Minh Hương Nam Bộ cũng có nguồn gốc Trung Quốc.
Trong khi các dân tộc có nguồn gốc nước ngoài đều có nguyện vọng định cư lâu
dài trên đất nước ta, hòa mình vào dòng chảy của dân tộc, thì chủ nghĩa đế quốc
và các thế lực thù địch lại ra sức lôi kéo, kích động tinh thần “ly khai” dân tộc
ở Việt Nam. Đây là hành động phản động, chống phá hết sức trơ trẽn, xấu xa, bỉ
ổi, cần phải lên án, đấu tranh loại bỏ.
Ba là, các
hành động trên của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã vi phạm nghiêm
trọng luật pháp quốc tế như Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước quốc tế về các
quyền dân sự và chính trị năm 1966. Khoản 1, Điều 1, Hiến chương Liên hợp quốc
quy định: “…cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hoà bình khác”; Khoản 7, Điều
1 viết “Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp
vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào,
và không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại
này ra giải quyết theo quy định của Hiến chương”. Còn Điều 20 của Công ước đã
chỉ rõ: “Mọi chủ trương gây hằn thù dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo để kích
động sự phân biệt đối xử về chủng tộc, sự thù địch, hoặc bạo lực đều phải bị
pháp luật nghiêm cấm”.
Như
vậy, cổ vũ, xúi dục, kích động, lôi kéo nhân dân Việt Nam “li khai”, đòi thành lập
quốc gia riêng của mình; gây chia rẽ, thù hằn giữa các dân tộc trong cộng đồng
54 dân tộc Việt Nam chính là các hành động thù địch, phản động, vi phạm trắng
trợn luật pháp quốc tế, cần phải bị trừng trị nghiêm khắc.
Đặt trường hợp (mà có lẽ không bao giờ
xảy ra) ở Việt Nam có mâu thuẫn giữa các dân tộc, thì đó là công việc nội bộ
của Việt Nam, trước hết phải do Việt Nam giải quyết, các quốc gia khác, các thế
lực ngoại bang không có quyền can thiệp, theo đúng những gì mà Hiến chương và
Công ước đã tuyên bố. Trên thực tế, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
lại nói một đường, làm một nẻo. Trong khi ra sức kêu gọi, lôi kéo, gây thù hằn
dân tộc, kích động xu hướng “li khai” ở Việt Nam, nhưng mặt khác, chúng lại
thẳng tay đàn áp, trấn áp các tư tưởng và hành động đòi “li khai” ở nước mình,
khu vực mình, như kiên quyết bằng mọi giá, kể cả điều cảnh sát vũ trang đàn áp
lực lượng đối lập đòi “li khai” ở Catalonia (Tây Ban Nha), xứ Wales, Scotland
(Liên hiệp Anh) hay trừng phạt Nga vì đã sáp nhập bán đảo Crưm. Vì vậy, kêu
gọi, cổ vũ, kích động “li khai” ở Việt Nam, trong khi đàn áp, nghiêm cấm “li
khai” ở nước mình là một việc làm vô cùng phi lý, lộ rõ bản chất phản động của
chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
Để phát huy chủ nghĩa yêu nước và ngăn
ngừa, phòng tránh mặt tiêu cực của chủ nghĩa dân tộc, cần xử lý tốt hai vấn đề
phức tạp sau đây:
Một là, tránh nguy cơ
nảy sinh chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Chủ nghĩa này dễ xuất hiện khi xảy ra mất
đồng thuận trong quan điểm, phương thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh
quốc gia. Thời gian qua, các thế lực thù địch lợi dụng lòng yêu nước của nhân
dân tiến hành kích động chống đối, biểu tình hay có phản ứng trái chiều trên
mạng xã hội. Nếu tiếp tục để xảy ra những tình huống như vậy, sẽ gây phân tâm xã
hội, không phát huy được chủ nghĩa yêu nước chân chính và là cơ sở làm nảy sinh
chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Hai là, tránh nguy cơ
tái phát và kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa dân tộc ly khai. Lãnh thổ của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là kết quả lao động, sản xuất
và đấu tranh qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, gắn với sự ra đời và
phát triển của nhà nước dân tộc. Là nước có chủ quyền, với biên giới lãnh thổ
được xác định và là thành viên của Liên hợp quốc, song các thế lực dân tộc cực
đoan vẫn chưa từ bỏ âm mưu, hoạt động chống phá. Vì vậy, cùng với tăng cường
các biện pháp để củng cố, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ, khối đại đoàn kết toàn dân tộc là đấu tranh không khoan nhượng với chủ
nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa ly khai.
Tóm
lại, khơi dậy “chủ nghĩa dân tộc cực đoan”; lôi kéo, kích động đòi “li khai”,
thành lập “quốc gia tự trị” ở Việt Nam là âm mưu, hành động thù địch của chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, nhằm mục đích chia rẽ khối đại đoàn kết,
gây thù hằn dân tộc, từ đó tạo ra các điểm nóng, các “ngòi nổ” dẫn đến mất an
ninh quốc gia, tạo cớ hòng đưa lực lượng bên ngoài vào can thiệp, lật đổ chế độ
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chúng ta phải hết sức cảnh giác và tỉnh táo, không
để chúng lôi kéo, kích động nhằm tránh rơi vào tình trạng “huynh đệ tương tan”,
“nồi da nấu thịt”. Vì đó chính là cơ sở, điều kiện để chủ nghĩa đế quốc và các
thế lực thù địch dễ dàng nô dịch nước ta một lần nữa./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét