Tối qua, đọc phần bình luận bài viết “Chưa cải cách tiền lương, lương của công an, quân đội vẫn được tăng mạnh” khiến tôi không thể nào ngủ được. Nhiều người, trong số đó, nhiều người là cán bộ công an, quân đội đã bày tỏ sự bức xúc khi tác giả bài báo lấy lương công an, quân đội để làm trò câu view, chĩa mũi nhọn chỉ trích vào ngành công an, quân đội – “nghề lương cao”.
Có một bạn chia sẻ “có những
ngày đi làm ăn bờ ăn bụi, nước ko đủ uống. Ngủ trên đất ko chăn, ko gối. 16 17
năm lương hơn 11 triệu mà họ bảo là cao”, “Làm ngày làm đêm, nhiều lúc bưng bát
cơm lên chưa kịp ăn đã vội bỏ xuống để chạy đi làm. Con sốt vợ đau được ở nhà
phải đến cơ quan, đơn vị, mưa bão lũ, ở nhà vợ con ko dám ngủ, mình vẫn phải gồng
mình đi ra đường để cứu dân”… Rồi vô vàn chia sẻ khác, đọc mà mới thấu hiểu được
sự vất vả của ngành công an, quân đội.
Lương công an, quân đội
cao hay thấp? Một cán bộ thiếu tá công an, quân đội cống hiến hơn 15 năm trong
ngành, lương chỉ mức chưa được 12 triệu. Trong khi đó, các bạn trẻ ra trường hiện
nay, có 3-4 năm kinh nghiệm, lương có thể là 18, 20 triệu, thậm chí tính bằng
ngàn đô. Trong khi đó, ngành công an, quân đội không phải làm 8 tiếng như dân
văn phòng, mà là 16 tiếng, thậm chí là ăn ngủ tại cơ quan, đơn vị, bám đối tượng,
trực Rađa bất kể ngày đêm. Những lúc đó, có ai tính lương, có ai phân bua chuyện
lương cao thấp với người công an, quân đội hay không.
Đó là chưa kể những hiểm
nguy mà nhiều người gọi là “tai nạn nghề nghiệp”, cái nghiệp “người ta chạy ra
còn công an chạy vào”. Là nguy hiểm khi bắt giữ tội phạm, là nguy hiểm khi lao
vào đám cháy cứu người. Ngay trước ngày thành lập lực lượng công an năm nay,
ngày 13/10/2020, 13 cán bộ, chiến sĩ hy sinh tại Tiểu khu 67; ngày 17/8, 3 cán bộ
công an là Thượng tá Đặng Anh Quân, Thượng úy Đỗ Đức Việt và Hạ sỹ Nguyễn Đình
Phúc đã anh dũng hi sinh khi tham gia chữa cháy ở Hà Nội.
mọi so sánh đều khập khiễng
Trả lờiXóa