Trước khi có phái đoàn Việt Nam
sang, các phái đoàn Liên Hợp Quốc thường bị các phe phái ở Trung Phi kiểm soát
rất chặt chẽ. Tuy nhiên, khi thấy lá cờ đỏ sao vàng và hai chữ “Việt Nam” trên
ngực, họ đều vẫn tay cho qua và cười rất tươi. Điều này làm các phái đoàn khác
kinh ngạc và từ đó, các sĩ quan Việt Nam thường được giao nhiệm vụ dẫn đoàn…
Các xe của Liên Hợp Quốc “tranh thủ” gắn hai chữ “Việt Nam” lên xe để di chuyển
thoải mái hơn.
Trung tướng Traore Daniel Sidiki
của Trung Phi là một người thần tượng tướng Giáp. Vị tướng này chia sẻ với các
chiến sĩ Việt Nam rằng những người dân Trung Phi coi Việt Nam là hình mẫu phấn
đấu. Cá nhân ông rất khâm phục hành trình chiến đấu của người Việt Nam, tìm đọc
về chủ tịch Hồ Chí Minh, ông nói rằng Việt Nam đã có một hành trình gian khổ mà
không phải quốc gia nào cũng làm được. Chính những thế hệ đi trước của Trung
Phi đã lấy Việt Nam làm cảm hứng và độc lập vào năm 1960…
Trung tá Vũ Văn Hiệp, một chiến
sĩ mũ nồi xanh ở Trung Phi nói rằng khi biết anh là người Việt Nam, người dân ở
đây liền đáp lại bằng những nụ cười trong khi trước đó còn là thái độ đề phòng.
Anh cho biết: “Họ thấy mình là người Việt nên họ sẽ hợp tác với mình hơn” vì họ
biết bộ đội Việt Nam là chính nghĩa, nước Việt Nam kiên cường…
Khi gặp các chiến sĩ Việt Nam dẫn
đoàn, bất kể phe phái nào cũng đều rất vui, hô vang tên “Việt Nam - Hồ Chí
Minh”, họ giữ các chiến sĩ Việt Nam ở lại chơi, nói về việc Việt Nam đã tồn tại
trong trái tim của họ như thế nào… Họ nói về các cuộc kháng chiến, họ nói về
người Việt Nam bất khuất một cách rất mê say. Có chiến sĩ của chúng ta còn nói đùa: “Họ biết về lịch sử Việt Nam nhiều
khi còn hơn cả chúng tôi”. Những điều này gây ngạc nhiên với các phái đoàn khác
tại Liên Hợp Quốc, ngay cả các quốc gia lớn cũng không có được một vị trí trang
trọng đến như vậy.
Tại sao một quốc gia nhỏ bé như
Việt Nam lại nổi tiếng ở những nơi xa xôi, hẻo lánh như thế này?
Trung tá Vũ Thị Kim Oanh trong một
lần tuần tra ở Durubi gặp các anh cảnh sát bản địa ở đây. Chị đang bối rối thì
các anh chỉ vào chữ “Việt Nam” trên áo chị, từ đó, cuộc nói chuyện trở thành một
buổi hàn huyên… Các anh cảnh sát xem phim Việt Nam rất nhiều, họ quý mến Việt
Nam, họ ấn tượng với sự can trường của người dân Việt Nam, họ nói rằng người Việt
Nam đã có hòa bình đích thực và họ cũng muốn như Việt Nam… Nghe những lời các
anh chia sẻ, Trung tá Oanh rưng rưng cảm động. Sau đó, chị còn gặp nhiều người
làng bản địa mà ai ai cũng biết về Việt Nam, ai ai cũng có thể hô vang tên: “Hồ
Chí Minh”...
Không phải ngẫu nhiên mà trong
quá khứ, các quốc gia châu Phi có hẳn một ngày dành cho Việt Nam, không phải tự
dưng mà mới đây, hầu hết châu Phi đều nhất loạt bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân
quyền Liên Hợp Quốc…
Có điều gì tự hào hơn khi biết rằng hai từ “Việt Nam” - “Hồ Chí Minh” lại được
nâng niu, coi trọng đến như thế?
tự hào là người Việt Nam
Trả lờiXóa