Ngày 13-11, Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Olaf Scholz đã tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam
từ ngày 13 đến 14-11 theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính
Chuyến thăm mở ra một chương mới trong
quan hệ hợp tác và hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước, thể hiện cam kết và quyết
tâm chung tay đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới. Việt Nam và Cộng
hòa Liên bang Đức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23-9-1975. Từ đó đến nay,
quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước phát triển tích cực, ngày càng sâu
rộng, hiệu quả và toàn diện. Từ nhiều năm nay, Đức là một trong những đối tác
quan trọng nhất của Việt Nam ở châu Âu.
Sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa hai
nước ngày càng được tăng cường thông qua duy trì trao đổi đoàn cấp cao và các
cơ chế hợp tác. Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Đức Angela
Merkel (tháng 10-2011), Thủ tướng hai nước đã ký Tuyên bố chung Hà Nội về việc
thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, trong đó đề ra các mục tiêu và biện pháp
cụ thể tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên. Đây là chuyến thăm đầu
tiên của Thủ tướng Đức tới Việt Nam sau 11 năm kể từ chuyến thăm của bà Angela
Merkel tháng 10-2011. Đây cũng là chuyến thăm cấp cao đầu tiên giữa hai nước
sau 5 năm kể từ chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Đức nhân dịp
tham dự Hội nghị Cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu
thế giới (G20) năm 2017 và đặc biệt là sau khi cả hai nước có chính phủ mới.
Chuyến thăm của Thủ tướng
Đức Olaf Scholz tới Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ hai nước
trong bối cảnh Việt Nam và Đức đang triển khai rất thành công Hiệp định Đối tác
chiến lược hơn một thập kỷ qua cũng như thành tựu to lớn trong hợp tác kinh tế
- thương mại sau hơn 2 năm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu
Âu (EVFTA) có hiệu lực.
Hai bên đã trao đổi sâu rộng
về các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương trong những lĩnh vực quan trọng
như phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, phát
triển năng lượng xanh và tái tạo, đào tạo nghề và giáo dục, công nghệ thông
tin, công nghiệp chế tạo, chế biến sản phẩm nông nghiệp, y học, dược, hóa chất,
các dự án quan trọng sử dụng vốn ODA của Đức... cũng như các vấn đề quốc tế và
khu vực mà hai bên cùng quan tâm như hòa bình, ổn định và tự do hàng hải ở biển
Đông, khủng hoảng năng lượng, các cuộc xung đột và điểm nóng trên thế giới... Việt Nam và Đức ký thỏa thuận hợp tác có tầm quan trọng chiến
lược, đó là bản Ghi nhớ về hợp tác quốc phòng đầu tiên giữa hai nước.
Chuyến thăm của Thủ tướng Đức Olaf Scholz
tới Việt Nam sẽ mở ra một chương mới tươi sáng trong quan hệ hợp tác và hữu
nghị tốt đẹp giữa hai nước, là cột mốc khẳng định hai nước đã vượt qua tất cả
mọi khó khăn, thách thức đối với việc phát triển quan hệ song phương thời gian
qua, trong đó một phần gây ra bởi dịch bệnh cũng như tình hình phức tạp của khu
vực và thế giới, thể hiện cam kết và quyết tâm chung tay đưa quan hệ hai nước
lên tầm cao mới. Chuyến thăm cũng thể hiện sự quan tâm và coi trọng ngày một
cao của Đức đối với khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là vị thế và vai trò của Việt
Nam - một đối tác tin cậy và ổn định của Đức ở khu vực và trong thế giới đang
có nhiều biến động.
Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác
giữa hai nước tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, từ đầu tư -
kinh doanh, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đến an ninh - quốc phòng,
hợp tác giữa các địa phương… Trong đó, hợp tác thương mại và đầu tư là điểm
sáng nổi bật trong quan hệ hai nước. Sau hơn 10 năm triển khai Đối tác chiến
lược, thương mại hai chiều giữa hai nước đã tăng gấp đôi.
Nhận định về triển vọng hợp tác giữa hai
nước thời gian tới, có thể thấy nền kinh tế hai nước có tính bổ trợ rất cao và
những thách thức lại mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới. Việt Nam được giới doanh
nghiệp và các nhà đầu tư Đức đánh giá là một đối tác đáng tin cậy, thị trường
hấp dẫn hàng đầu để chuyển dịch đầu tư, thương mại hoặc tăng cường quan hệ kinh
tế - thương mại. Có nhiều lĩnh vực còn rất nhiều tiềm năng để mở rộng hợp tác
như giáo dục, đào tạo nghề, cung cấp lao động lành nghề, năng lượng tái tạo, y
dược, chế biến nông sản, công nghiệp chế tạo…
Về nguồn nhân lực, ước tính từ nay đến năm
2030, Đức có thể thiếu hụt hàng trăm ngàn lao động có tay nghề. Hai nước đang
nỗ lực tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dạy nghề và đưa lao động Việt Nam sang
làm việc tại Đức, không chỉ trong lĩnh vực chăm sóc y tế, dịch vụ khách sạn,
nhà hàng,.. mà còn trong chế tạo, công nghiệp, phần mềm, và nhiều lĩnh vực yêu
cầu tay nghề cao khác.
Trong lĩnh vực năng lượng, Việt Nam có
điều kiện thuận lợi để hợp tác với các công ty năng lượng Đức có công nghệ hiện
đại để phát triển năng lượng sạch và tái tạo như điện gió, điện mặt trời, hoặc
sản xuất hydrogen. Có nhiều cơ hội hợp tác mới to lớn giữa hai nước, đặc biệt
khi Việt Nam đã được G7 lựa chọn là một đối tác toàn cầu trong chuyển đổi năng
lượng công bằng.
Bên cạnh đó là tiềm năng tăng cường đầu tư
và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ xanh, công nghệ số, công nghệ
chế tạo máy và thiết bị.
Việt Nam và Đức đang đứng trước cơ hội
vàng để đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đưa mối quan hệ Đối tác
chiến lược giữa hai nước lên một tầm cao mới, ngày một sâu sắc, toàn diện và
hiệu quả, không chỉ về chính trị, an ninh mà đặc biệt là về kinh tế, thương
mại, khoa học - công nghệ và giáo dục đào tạo, dạy nghề và hợp tác lao động.
Trong
bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng hiện nay, ngoại giao Việt
Nam tiếp tục thực hiện sứ mệnh mới, góp phần tạo dựng và giữ vững môi trường
hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; đồng thời linh hoạt, sáng tạo tìm
ra phương cách mới để thúc đẩy hợp tác quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để xây
dựng và phát triển kinh tế, nâng cao vị thế và gia tăng tiềm lực cho đất nước,
sớm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Có thể thấy rằng tuy quan điểm, lập
trường của hai nước về các vấn đề
còn
nhiều điểm chưa tương đồng, nhất là diễn
biến tình hình liên quan đến cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Nhưng với tinh
thần tôn trọng, hợp tác, phát triển và không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau, cả hai nước đã tìm được những tiếng nói chung về những vấn đề hai bên
cùng quan tâm. Qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia trên nhiều
lĩnh vực quan trọng.
Qua chuyến thăm này, chúng ta cũng có thể
thấy vị thế, uy tín của đất nước ngày càng được nâng tầm trong quan hệ song
phương với Đức nói riêng cũng như các nước lớn trên thế giới chung. Khẳng định
đường lối ngoại giao đúng đắn mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Quyết
tâm xây dựng và phát triển một nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại và
mang đậm bản sắc dân tộc - trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam./.
vị thế, uy tín của đất nước ngày càng được nâng tầm trong quan hệ song phương với Đức nói riêng cũng như các nước lớn trên thế giới chung
Trả lờiXóa