“MẶT NÀO CỦA
VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC ?” - LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA BỌN PHẢN ĐỘNG
Biển Xanh
Trong bài “Mặt nào
của văn hóa - đạo đức?” trên Baotiengdan, các
nhà dân chủ cuội đã đưa những bình luận về văn hóa, con người Việt Nam chỉ toàn
những gam mầu tối sẫm, hòng tạo ra sự hoang mang, dao động trong xã hội. Trong
đó, bọn chúng cho rằng: “với cách xây dựng một nền văn hóa như hiện nay sẽ còn
nát bét nhiều thế hệ nữa”, đó là sự xuyên tạc, phủ nhận trắng trợn đường lối,
thành tựu trong phát triển văn hóa, con người mà đất nước ta đã đạt được dưới
sự lãnh đạo của Đảng.
Trái ngược với luận
điệu của những nhà dân chủ cuội: Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt
Nam xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam
trong Văn kiện Đại hội XIII:
Để khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh
phúc, phấn đấu đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, người dân có thu
nhập cao thì việc huy động sức mạnh, sức sáng tạo của mọi nguồn lực, trong đó
có nguồn lực văn hóa, con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Với tầm nhìn
đó, Đại hội XIII của Đảng đã đưa ra nhiều quan điểm mới về phát huy giá trị văn
hóa và sức mạnh con người Việt Nam trong bối
cảnh hiện nay được thể hiện ở những nội dung cụ thể sau:
Tập trung triển khai
xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá
trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới
Có cơ chế, chính
sách, giải pháp để xây dựng môi trường văn hóa thật sự trong sạch, lành mạnh,
cải thiện điều kiện hưởng thụ văn hóa của nhân dân
Tập trung nâng cao
chất lượng, hiệu quả của các loại hình văn hóa, văn nghệ; xử lý đúng đắn mối
quan hệ giữa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử
truyền thống dân tộc trong xây dựng con người, phát triển kinh tế - xã hội
Triển khai phát triển có trọng
tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ
sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng
có hiệu quả các giá trị và thành tựu mới của văn hóa, khoa học,
kỹ thuật, công nghệ của thế giới
Tiếp tục đổi mới
toàn diện nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý của Nhà nước
về văn hóa
Chủ động, tích cực hội
nhập quốc tế về văn hóa, xây dựng Việt Nam thành địa chỉ hấp dẫn về giao
lưu văn hóa quốc tế
Thứ hai, Giá trị quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt
Nam trong Văn kiện Đại hội XIII
Các kỳ Đại hội trước
đây xác định nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa là hướng đến mục tiêu gìn
giữ, lan tỏa những giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc độc đáo gắn với không
ngừng tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đồng thời xác định xây dựng,
phát triển văn hóa để chấn hưng sự xuống cấp về đạo đức xã hội, văn hóa được
coi là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, động lực của sự phát triển. Đến Đại hội
XIII, bên cạnh những sứ mệnh, mục tiêu được xác định ở trên, nhận thức về văn
hóa của Đảng ta ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn. Vai trò, chức năng của văn
hóa được Đảng ta xem xét ở nhiều chiều cạnh, góc độ với mối tương quan với các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, phát triển con người.
Trong mối quan hệ với kinh tế, văn hóa
được xem là nguồn lực nội sinh, là “sức mạnh mềm” để thúc đẩy quá trình phát
triển nhanh và bền vững của đất nước (sức
mạnh mềm là thuật ngữ lần đầu tiên xuất hiện trong Văn kiện Đại hội).
Thực tiễn hơn 35 năm đổi mới đất nước
cho thấy, từ đường lối đúng đắn của Đảng về phát triển văn hóa, con người, nội
lực văn hóa, con người Việt Nam không chỉ được củng cố mà còn trở thành một
động lực quan trọng để xây dựng một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn
nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, trong đó sự phát triển thực sự
vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà chà đạp lên phẩm giá con người.
Như vậy, luận điệu mà bè
lũ bán nước, các thế lực thù địch mang danh các nhà dân chủ đưa ra là hoàn toàn
trái với thực tiễn của đất nước, với ý đồ chống phá con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam. Chúng ta cần nâng cao cảnh giác và đấu tranh, vạch trần những luận điệu xuyên tạc, chống phá của chúng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét