CẢNH GIÁC VỚI “XÃ HỘI DÂN SỰ KIỂU PHƯƠNG TÂY”
Trà Lân
Thời gian gần đây, nước ta
đã xuất hiện một số tổ chức tự xưng là tổ chức xã hội dân sự độc lập hoạt động
đòi dân chủ, nhân quyền dưới sự bảo trợ, tiếp tay của một số phần tử cơ hội
chính trị và các thế lực thù địch. Chúng đả kích, xuyên tạc, phủ nhận bản chất
tốt đẹp của nhà nước ta, ra sức tuyên truyền, cổ súy cho lối dân chủ tư sản;
Lợi dụng những yếu kém, khuyết tật trong quá trình xây dựng và phát triển đất
nước để thổi phồng, bóp méo xuyên tạc, kêu gọi các tổ chức quốc tế lợi dụng các
vấn đề dân chủ, nhân quyền để can thiệp, gây sức ép, đòi Việt Nam phải thực
hiện chế độ đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập…
Thực tế này đòi hỏi cần
hiểu rõ hơn về tổ chức xã hội dân sự, nhất là tổ chức xã hội dân sự kiểu phương
Tây cả về bản chất và âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.
Về tổ chức, xã hội dân sự là một
tổ hợp của các thiết chế chính trị - xã hội phù hợp với hệ thống dân chủ, tự do
và kinh tế thị trường, bao gồm: các tổ chức cộng đồng, các tổ chức quần chúng,
các hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ. Trong một không gian công cộng,
các thiết chế này được hình thành một cách tự nguyện, độc lập, có thể thảo luận,
tranh luận với nhau; độc lập hoặc cùng nhau thảo luận, tranh luận với nhà nước
về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội để tạo ra sự đồng thuận trong những vấn
đề của đời sống xã hội đặt ra.
Về bản chất, xã hội dân sự là
xã hội tự lập phi nhà nước, được hình thành và vận hành trong không gian công cộng
và tư nhân, nằm ngoài vùng ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố nhà nước. Đó là sự
khác biệt giữa “xã hội dân sự” với “xã hội quân sự” hay “xã hội chính trị” (nhà
nước), nhưng xã hội dân sự có thể được nhà nước hậu thuẫn. Những vấn đề xã hội
dân sự không tự giải quyết được thì thuộc chức năng của nhà nước.
Những năm qua, âm mưu, hoạt động
lợi dụng một số tổ chức “xã hội dân sự” kiểu phương Tây chống phá Việt Nam của
các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đối với Việt Nam tập trung
vào các hướng sau đây:
Thứ nhất là, đề cao và nhấn mạnh
vai trò “phản biện xã hội” của các tổ chức “xã hội dân sự”, triệt để khai thác
tính đa dạng về thành phần, mục tiêu thành lập. lợi ích của tổ chức và các
thành viên, đa nguyên về tư tưởng, chính kiến để hướng lái hoạt động của các tổ
chức “xã hội dân sự” đã hình thành hoặc chuẩn bị hình thành vào các khuynh hướng
tư tưởng chính trị khác nhau, từ đa nguyên về tư tưởng, dẫn tới đa nguyên về
chính trị và mục đích cuối cùng là đối lập về tư tưởng chính trị. Vì vậy,
do tác động, hướng lái của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính
trị, bản chất đích thực của một số tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam mất dần,
thay thế vào đó là cho ra đời các tổ chức “xã hội dân sự” kiểu phương Tây như ở
Đông Âu và Liên Xô trước đây.
Thứ hai là, thúc đẩy xu hướng
thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Một số tổ chức “xã hội
dân sự” mang tính giai cấp rõ rệt, những người sáng lập không đứng trên lập trường
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thay vì đặt mục tiêu hoạt động nhằm
góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã hướng lái tổ chức phục vụ lợi ích của một
số tầng lớp, một nhóm người, đối lập với lợi ích của dân tộc, quốc gia. Vì vậy,
họ luôn tìm cách tách hoạt động của tổ chức khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản
lý của Nhà nước và các cơ quan chức năng.
Thứ ba là, lợi dụng chiêu bài
“dân chủ, nhân quyền” để hướng lái xã hội dân sự vào các hoạt động trái với tôn
chỉ, mục đích. Một số tổ chức “xã hội dân sự” có khuynh hướng đi theo mục tiêu
chính trị, đề cao các “giá trị” tự do, dân chủ, nhân quyền của chủ nghĩa tư bản.
Những người sáng lập tìm cách tuyên truyền, tác động, lôi kéo một số trí thức,
văn nghệ sĩ, học sinh, sinh viên, luật sư tham gia, mở rộng phạm vi, không gian
hoạt động trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, phụ họa và tiếp tay cho các thế lực
bên ngoài chống phá Việt Nam.
Thứ tư là, các thế lực thù địch
bên ngoài gia tăng các hoạt động móc nối, liên kết, hậu thuẫn cho những người
“bất đồng chính kiến” trong nước, những người bất mãn trong một bộ phận văn nghệ
sĩ, trí thức, luật sư… hoạt động theo khuynh hướng “độc lập”, hình thành “xã hội
dân sự” đối lập theo mô hình của phương Tây, các nước Đông Âu và Liên Xô trước
khi sụp đổ, tan rã.
Trong các nhóm đã được thành lập, có những hội,
nhóm, câu lạc bộ, viện nghiên cứu thành phần tham gia khá phức tạp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét