BÁC BỎ LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC: NHỮNG SAI LẦM, KHUYẾT ĐIỂM MÀ CÁC NƯỚC ĐI THEO CON
ĐƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐANG MẮC PHẢI CHỨNG TỎ LÝ
LUẬN
VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÀ SAI LẦM VÀ ĐÃ LỖI THỜI ĐỂ CHỐNG PHÁ VIỆT NAM
Đại úy Lê Mạnh Hùng
Lớp cao học Hồ Chí Minh học 2022
Thời gian gần đây, một
số nhà nghiên cứu phương Tây và đặc biệt một số phần tử
phản động trong nước tiếp tục xoáy sâu vào hàng loạt sai lầm, khuyết điểm
mà các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, trong đó có Nước ta, đã và đang mắc
phải, chúng cho rằng: Lý luận về chủ nghĩa xã hội là sai lầm và đã
lỗi thời. Câu
hỏi đặt ra là, chủ nghĩa Mác - Lênin có thật là đã lỗi thời không khi
xem xét dưới mọi bình diện, từ ý nghĩa khoa học, mục tiêu xã
hội đến ý nghĩa thực tiễn? Nếu nó là lỗi thời thì nguyên nhân và
cơ sở nào quy định, ngược lại, nếu không lỗi thời thì tại sao và do đâu?
Phải chăng sự bảo thủ,
trì trệ trong nhận thức, những sai lầm, hạn chế và khó khăn
trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo con đường
xã hội chủ nghĩa là bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác - Lênin?
Chúng ta không hề giấu giếm những sai lầm, hạn chế
và khó khăn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng trình bày tại Đại hội XIII (2021) thẳng thắn
nhìn nhận và chỉ rõ: “đất
nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và hạn chế. Tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm
năng; 4 năm đầu của nhiệm kỳ liên tục tăng trưởng cao, nhưng năm 2020 bị suy giảm mạnh do tác động tiêu cực của dịch bệnh
và thiên tai, hạn hán, bão lũ liên tiếp xảy ra. Tính tự chủ và khả năng chống
chịu của nền kinh tế chưa cao. Kinh tế tập thể, hợp tác xã phần lớn có quy mô
nhỏ, năng lực nội tại còn yếu. Hiệu quả hoạt động của nhiều doanh nghiệp nhà nước
còn thấp. Kinh tế tư nhân trong nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển
nhanh nhưng chưa thật bền vững. Công tác lãnh đạo, quản lý, bảo đảm an ninh con
người, trật tự, an toàn xã hội; sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường còn nhiều
bất cập, gây bức xúc xã hội. Các thế lực thù địch chống phá ngày càng quyết liệt.
Đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ còn nhiều thách thức.
Giá trị lịch sử, truyền thông văn hóa của dân tộc và con người Việt Nam chưa được
phát huy đầy đủ. Năng lực tổ chức thực hiện còn hạn chế; chất lượng luật pháp,
chính sách trong một số lĩnh vực còn thấp. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn chưa ngang tầm nhiệm vụ. Cơ chế kiểm soát quyền
lực trong Đảng, Nhà nước chưa thật đầy đủ, đồng bộ; hiệu lực, hiệu quả chưa
cao. Việc thể chế hóa, cụ thể hóa một số nghị quyết của Đảng còn chậm; tổ chức
thực hiện vẫn là khâu yếu,…”[1]. Đảng
cũng nghiêm khắc thừa nhận rõ rằng, tình trạng trên có những nguyên nhân khách quan nhưng “trực tiếp và quyết định nhất là nguyên nhân
chủ quan”. Đó là những hạn chế trong đánh giá, dự báo tình hình, trong nghiên cứu lý luận,
tổng kết thực tiễn, trong công tác lãnh đạo, quản lý của
các cấp ủy, chính quyền,...
Việc
có những sai lầm, khuyết điểm, khó khăn, hạn chế trong
quá trình xây dựng đất nước âu cũng là khó tránh khỏi. Xây dựng chủ
nghĩa xã hội là công việc vô cùng khó khăn, phức tạp, có
tính khoa học, đòi hỏi thời gian, nguồn lực to lớn và nhiều điều
kiện khác. Chúng ta bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp
lạc hậu, bị tàn phá nặng nề sau cuộc chiến tranh khốc liệt
kéo dài suốt 30 năm. Khó khăn lớn nhất trước hết không phải từ
sự thiếu thốn về của
cải, vật chất mà đa phần chính ở quan điểm, tác phong mang nặng tính
chất của nền văn hóa nông nghiệp. Không có kinh nghiệm tiền
lệ, không có sự hỗ trợ của phe xã hội chủ nghĩa như trước
đây, nhiều thế lực đang nhòm ngó, chống phá, trong điều kiện ấy, những thành tựu
mà công cuộc đổi mới
đạt được là đặc biệt quan trọng. Văn kiện Đại hội
Đảng lần thứ XIII chỉ rõ: “tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
giai đoạn 2016 - 2020 vẫn đạt khoảng 6%/năm (riêng năm 2020 tăng trưởng GDP vẫn
đạt 2,91%, là mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới). Quy mô nền kinh tế
và thu nhập bình quân đầu người tăng lên (năm 2020, GDP đạt 271,2 tỉ USD và thu
nhập bình quân đầu người đạt 2.779 USD). Chất lượng tăng trưởng được cải thiện,
năng suất lao động tăng từ 4,3%/năm giai đoạn 2011 - 2015 lên khoảng 6%/năm
giai đoạn 2016 - 2020”[2].
Đời sống nhân dân đã được cải thiện một
bước cơ bản. Những điều đó là không thể phủ nhận và mặc nhiên đã được nhiều tổ chức,
cá nhân
trên thế giới, trong đó có nhiều học giả phương Tây thừa nhận.
Để có được những thành tựu to lớn đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những
bước đi dũng cảm về nhận thức, sự đổi mới mạnh mẽ về chính sách kinh tế - xã hội. Từ
một nền
kinh tế bao cấp hoàn toàn dựa trên sở hữu công cộng, chuyển sang xây dựng nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, rồi chuyển hẳn sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã
hội chủ nghĩa; từ một nhà nước xây dựng theo mô hình nền chuyên chính vô sản
chuyển sang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; từ chỗ bị bao vây cấm vận,
chỉ có
quan hệ với các nước khối xã hội chủ nghĩa là chủ yếu, chúng ta đã mở cửa, hội
nhập quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước
thuộc tất cả các châu lục và có quan hệ tốt đẹp với tất cả nước lớn, các Uỷ
viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam có quan hệ đối tác chiến
lược với 17 quốc gia (trong đó có 3 đối tác chiến lược toàn diện), 13 đối tác
toàn diện. Năm 2020, Việt Nam đã phê chuẩn và triển khai có hiệu quả Hiệp định
thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA); tham gia ký Hiệp định
Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), tham gia hơn 500 hiệp định song
phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực. Đã có 71 nước công nhận Việt Nam là một
nền kinh tế thị trường.
Từ thực tế ấy, không
thể có lý gì để nói rằng, Đảng và Nhà nước Việt Nam bảo thủ, cố chấp hay định kiến mà không đổi
mới nhận thức, đổi
mới chính sách về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội, cũng như không thể đổ cho học thuyết Mác -
Lênin có lỗi trong những
khó khăn, hạn chế, sai lầm của quá trình xây dựng, phát triển đất nước.
Tóm lại, sự sai lầm của
những người phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin thể
hiện ngay trong chính những cơ sở, lý do để họ phản bác chủ
nghĩa Mác - Lênin. Ở đây, hoặc là có sự hiểu nhầm về tính chất
của học thuyết - chủ nghĩa Mác - Lênin, hoặc là biết nhưng vẫn
cố tình xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin với định kiến và mục
đích chính trị là thay đổi nền tảng tư tưởng, đường lối, mục
tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng một lý thuyết khác, bằng
một mô hình xã hội khác. Mục đích ấy đơn thuần để phục vụ cho lợi ích của một
nhóm người nào đó, hoàn toàn không phải vì lợi ích của tuyệt đại
đa số nhân dân, không phải vì lợi ích chung của dân tộc.
Song, việc
nghiên cứu, chỉ ra những sai lầm, xuyên tạc đối với chủ nghĩa
Mác - Lênin không chỉ đơn thuần là để bảo vệ sự trong sáng, tính
khoa học, nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin
mà còn là sự cảnh
báo, là lý do để những người cộng sản cảnh giác
với nhận thức của mình về chủ nghĩa Mác - Lênin, để tìm hiểu rõ hơn,
quán triệt sâu sắc, thường xuyên hơn quan điểm thực tiễn, quan
điểm lịch sử - cụ thể khi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào
việc đề ra đường lối, hoạch định chính sách xây dựng, phát
triển đất nước./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét