Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2022

ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÔNG CUỘC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 

ST: Tạ Văn Quyết - Hồ Chí Minh học 2022

 

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII Đảng, Nhà nước ta đã thi hành kỷ luật hơn 50 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 8 Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương, 20 sĩ quan cấp tướng. Đã đưa ra xét xử sơ thẩm 120 vụ án, 1.083 bị cáo, trong đó có 37 cán bộ diện Trung ương quản lý, bị xử lý hình sự. Với những kết quả trên đã khẳng định công tác đấu tranh PCTN “không có vùng cấm”, tài sản bị tham nhũng được thu hồi. Nhân dân ta và dư luận quốc tế ngày càng tin tưởng vào hiệu quả của cuộc đấu tranh PCTN tại Việt Nam.

Thủ đoạn của các thế lực thù địch

Gần đây các trang web của Việt Tân, Hội anh em dân chủ liên tục đăng tải các bài viết để chống phá, xuyên tạc với những luận điệu hết sức trắng trợn: “Chỉ tự do chính trị mới giúp Việt Nam chống được tham nhũng”. Chúng cho rằng, đấu tranh PCTN ở Việt Nam chỉ là sự “đấu đá” vì “lợi ích nhóm”, “thanh trừng nội bộ, triệt tiêu phe cánh”.

Những luận điệu nêu trên của các thế lực thù địch là vô căn cứ, quy chụp để bôi nhọ và chống phá Đảng, phủ định những kết quả to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển của nước ta, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng cũng như quyết tâm chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó reo rắc tâm lý hoài nghi, dao động về mục đích, tính chất của công tác phòng, chống tham nhũng.

Luận cứ đấu tranh phản bác

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực, tồn tại ở mọi quốc gia do quyền lực nhà nước bị tha hóa, bị lợi dụng. Cần khách quan nhìn nhận rằng, trong bất kỳ xã hội nào, chế độ nào cũng đều tồn tại tính chất hai mặt, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được thì vẫn phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Vì vậy, từ một số kết quả trong công tác PCTN hay một số vụ việc, vụ án điển hình về tham nhũng không thể gán ghép, suy diễn thành những vấn đề chính trị lớn trong xã hội, đó càng không thể đại diện cho bản chất chế độ Xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.

Tham nhũng là căn bệnh đồng hành và tồn tại ở mọi nhà nước, không phân biệt chế độ chính trị. Khi còn nhà nước và quyền lực chính trị thì tất yếu còn tham nhũng. Thực tiễn chính trường và xã hội tư bản vẫn đầy rẫy những vụ, việc tham nhũng đình đám, không khó để thấy rõ ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức…, những quốc gia đa đảng, dù chúng biến tướng ngày càng phức tạp. Cụ thể vừa qua tại Mỹ, Bộ Lao động Mỹ công bố cho thấy, 45,6 tỷ USD đã bị gian lận trong đại dịch COVID-19.

Với Đảng ta, ngay từ rất sớm, đã chỉ rõ tệ nạn tham nhũng ảnh hưởng đến sự lớn mạnh của Đảng, nguy cơ tồn vong của đất nước, làm xói mòn niềm tin của nhân dân với Đảng Cộng sản. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người sáng lập ra Đảng ta đã coi tham ô, lãng phí là kẻ thù của nhân dân, là giặc nội xâm. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nhấn mạnh: “Tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, nhất là trong các cơ quan công quyền, các lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý doanh nghiệp Nhà nước và quản lý tài chính, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ”.

Có thể nhận thấy, qua mỗi nhiệm kỳ Đại hội, tinh thần chỉ đạo công tác đấu tranh PCTN ngày càng quyết liệt hơn, thực chất hơn với phương châm “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”. Quyết tâm chính trị trong công tác đấu tranh PCTN được thể hiện rõ nét từ người đứng đầu Đảng, Nhà nước cho tới cả hệ thống chính trị.

Hiện nay, công tác đấu tranh PCTN của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế, tuy nhiên không vì thế mà Đảng ta nao núng, chùn bước. Ở Đại hội XIII, Đảng ta tiếp tục nêu cao quyết tâm chính trị trong việc đấu tranh PCTN. Đảng xác định công tác PCTN là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; làm gia tăng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đồng chí Tổng Bí thư từng khẳng định “Chúng ta càng cần phải kiên quyết đấu tranh phản bác luận điệu của các thế lực thù địch, chống đối cho rằng đấu tranh PCTN, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm là “đấu đá nội bộ”, “phe cánh”. Hơn nữa, việc tăng cường đấu tranh PCTN cũng là cách để mỗi cán bộ, đảng viên thêm vững tin vào Đảng, vào chế độ – một đảng sinh ra không phải để làm quan phát tài, một chế độ luôn lấy sự phồn vinh của dân tộc, hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét