Cuối tuần qua, cuộc họp của Ban
Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã cho thấy: Trong 6 tháng đầu
năm, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung
ương đã thi hành kỷ luật 27 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý,
tăng 20 trường hợp so với cùng kỳ năm trước. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã thi
hành kỷ luật 56 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trong đó có
10 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng.
Với
những số liệu này, có thể nhiều người hỏi chống tham nhũng, tiêu cực quyết liệt
thế mà sao vẫn còn nhiều. Chúng ta đều thấy, cùng với sự phát triển của đất nước
và quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, các hành vi tham nhũng sẽ ngày càng
tinh vi hơn, phức tạp, khó lường hơn. Nên trong nhiều cuộc họp về phòng chống
tham nhũng, tiêu cực, chúng ta đều thấy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn yêu cầu
các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan chức năng không được chủ quan, thỏa mãn, bằng
lòng với những kết quả đạt được; phải kiên quyết, kiên trì đẩy mạnh hơn nữa
công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Công tác phòng,
chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đẩy mạnh thực hiện,
ngày càng quyết liệt ở tất cả các cấp, các ngành với quan điểm “không có vùng cấm”,
“không có hạ cánh an toàn” và đã đạt được những kết quả rõ rệt; được người dân
đồng tình, ủng hộ; các tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Mặc dù vậy, kết
quả đấu tranh chống tham nhũng cũng là chủ đề mà các thế lực thù địch, phản động,
các phần tử cơ hội chính trị lợi dụng để công kích, xuyên tạc, bôi nhọ nhằm thực
hiện các mưu đồ “diễn biến hòa bình”. Chúng đưa ra những luận điệu xuyên tạc về
công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta, như: Tham nhũng là bản chất của chế độ xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, trong một thể chế mà không có tư pháp độc lập, toà án xử theo lệnh
của Đảng không thể chống được tham nhũng. Hoặc bản thân bộ máy đẻ ra tham
nhũng, cái lò này đẻ ra tham nhũng thì phải vứt cái lò đẻ ra tham nhũng này đi,
chứ không phải đốt những kẻ tham nhũng; bởi không bao giờ đốt hết được cả.
Luận điệu cho rằng
“tham nhũng là sản phẩm của chế độ, thể chế chính trị ở Việt Nam” là một sự quy
chụp, xuyên tạc, vô căn cứ. Nhà nước pháp quyền XHCN là thống nhất, trong đó,
các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp được phân cấp, phân quyền với chức
năng, nhiệm vụ cụ thể. Tòa án xét xử dựa trên hành vi, chứng cứ phạm tội, chứ
không phải “xét xử theo lệnh của Đảng” như luận điệu xuyên tạc của các thế lực
thù địch. Thực chất luận điệu xuyên tạc này nhằm tuyên truyền, cổ xúy cho nhà
nước tam quyền phân lập.
Trong khi Đảng
và Nhà nước thể hiện quyết tâm chính trị, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, kiên quyết xử lý hàng loạt cán bộ, đảng viên có hành vi tham nhũng, tiêu
cực thì các thế lực thù địch lại đưa ra những giọng điệu xuyên tạc rằng, cuộc đấu
tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay là “cuộc chiến thanh trừng
phe phái trong nội bộ Đảng”, “là sự đấu đá nội bộ, phe phái trong Đảng Cộng sản
Việt Nam”.
Công tác phòng, chống tham nhũng không có “vùng cấm”,
không có “ngoại lệ”, không có “đặc quyền” đối với bất kỳ ai. Với quan điểm rõ
ràng, cụ thể đó, luận điệu: “Phòng chống tham nhũng đấu đá nội bộ, tranh giành
quyền lực”; “Đảng không thể đấu tranh phòng, chống tham nhũng”... là hoàn toàn
sai lầm và vô căn cứ.
Việc xử lý cán bộ,
công chức, đảng viên tham nhũng, vi phạm pháp luật là hết sức cần thiết, được
nhân dân đồng tình, ủng hộ. Phương châm phòng, chống tham nhũng mà Đảng ta đề
ra là: Phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp
bách. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết
xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, hay bao che,
dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng.
Trên cơ sở đó, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng; tạo bước chuyển biến rõ
rệt nhằm giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng
tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ,
công chức kỷ cương, liêm chính.
Phòng, chống tham nhũng là vấn đề sống còn của Đảng,
của chế độ, do đó là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân ta, vì lợi ích của Đảng, của đất nước và mỗi người dân. Đây là “mặt
trận” phức tạp, gay gắt, quyết liệt, trực tiếp đấu tranh với sự chống đối “vô
hình” của những người đi ngược lại lợi ích chung của Đảng và đất nước. Nhận thức
rõ nguy cơ tham nhũng, Đảng ta đã đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống,
tham nhũng, gắn với ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo
đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng
viên, từ đó nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cán bộ, đảng viên và quần chúng
nhân dân. Nhà nước đã ban hành nhiều đạo luật để thể chế hóa các chủ trương, đường
lối của Đảng như: Luật Phòng, chống tham nhũng, Bộ luật Hình sự,... Thí dụ, cụ
thể hóa quy định của Đảng về phòng, chống tham nhũng “không có vùng cấm, không
có ngoại lệ, không có hạ cánh an toàn...”, Bộ luật Hình sự Việt Nam đã quy định
không có thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các loại tội phạm tham
nhũng.
Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn cất lên những
tiếng nói lạc lõng, cố tình xuyên tạc, bóp méo, làm sai lệch vấn đề, định hướng
dư luận với mục đích xấu. Do đó, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta cần nhận
diện đúng những âm mưu, thủ đoạn tinh vi đó, giữ vững quyết tâm cao trong cuộc
đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay. Mỗi tổ chức, cá nhân phải nhận thức
phòng, chống tham nhũng là cuộc chiến chống “giặc nội xâm”, kiên quyết phòng,
chống với tinh thần thẳng thắng, quyết liệt. Phòng chống tham nhũng bằng cả cơ
chế, chính sách và hệ thống kiểm soát quyền lực... Có như vậy, tham nhũng, lợi
ích nhóm mới bị đẩy lùi và không còn cơ hội để tồn tại. Đồng thời, phải luôn tỉnh
táo trước các âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề
này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét