Thứ Ba, 6 tháng 9, 2022

CẢNH GIÁC VỚI CÁC CHIÊU TRÒ LỢI DỤNG QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN ĐỂ BÀN VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

 

Trên trang “Voatiengviet” có bài viết: “Quá trình nhận thức về nhà nước pháp quyền tại Việt Nam từ 1991 đến nay”  của hai đối tượng Thang Văn phúc và Nguyễn Thị Doan cho rằng, cần xem xét lại mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo với Nhà nước pháp quyền và yêu cầu các tổ chức chính trị – xã hội hoạt động như các tổ chức xã hội dân sự. Tại sao các đối tượng này lại lấy cớ quá trình hoàn thiện nhà nước pháp quyền để bàn về chế độ chính trị Việt Nam, phải chăng đây là chiêu trò lợi dụng quá trình hoàn thiện nhà nước pháp quyền của ta của các thế lực thù địch? Tôi xin đưa ra một số luận cứ chống lại như sau.

Thứ nhất, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và toàn thể nhân dân Việt Nam thừa nhận: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội, là đảng cầm quyền có nghĩa là đảng lãnh đạo chính quyền thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng thông qua hiến pháp và pháp luật, bằng cách giới thiệu cán bộ của đảng để dân bầu, nắm giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là mối quan hệ thống nhất giữa hai chủ thể trong hệ thống chính trị, trong đó Đảng cầm quyền giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực hiện chức năng quản lý xã hội, cùng hướng đến mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thứ hai, về mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức chính trị – xã hội, các đoàn thể nhân dân cần nhận thức rõ: đây là quan hệ giữa những tổ chức, bộ phận cấu thành hệ thống chính trị, cùng thực thi đường lối, chủ trương của Đảng, thi hành Hiến pháp, pháp luật bằng những phương thức khác nhau, đều là công cụ để đảm bảo quyền lực, lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Do vậy, hoạt động của các tổ chức này không thể và không bao giờ đi theo các tổ chức xã hội dân sự. Bởi lẽ, các thế lực thù địch với ý đồ xây dựng xã hội dân sự trở thành tổ chức chính trị đối lập với Đảng, Nhà nước, đòi Nhà nước chia sẻ quyền lực chính trị cho xã hội dân sự, lợi dụng xã hội dân sự để gây sức ép về dân chủ, nhân quyền, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, liên kết các tổ chức xã hội dân sự để thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; hình thành tổ chức chính trị đối lập cùng với các thế lực bên ngoài tìm cách xâm nhập, tác động, chuyển hóa các tổ chức chính trị, xã hội ở Việt Nam hòng “phi chính trị hóa” các tổ chức này; tìm cách tiếp xúc, móc nối, mua chuộc cán bộ, đảng viên trong nội bộ để tuyên truyền, kích động tâm lý bất mãn với Ðảng, Nhà nước; phủ nhận, xét lại lịch sử và giá trị văn hóa dân tộc; kích động tư tưởng vô chính phủ, tuyên truyền các giá trị của văn hóa phương Tây… Từ đó làm “đổi màu” các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan do dân bầu trong hệ thống chính trị; thông qua các tổ chức xã hội dân sự để tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn tạo ra tâm lý phản kháng, kích động quần chúng chống lại chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước tiến tới xóa bỏ vai trò của Đảng Cộng sản và lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Điều này hoàn toàn trái ngược với lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

Do vậy, việc các đối tượng vin cớ “Quá trình nhận thức về nhà nước pháp quyền tại Việt Nam từ 1991 đến nay” hòng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch để chống phá Đảng, Nhà nước. Chúng ta cần nêu cao tinh thần cảnh giác và đấu tranh kiên quyết với những luận điệu xuyên tạc, kích động, chống phá của những kẻ thù địch, phản động./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét