Đến nay vẫn có không
ít những quan điểm xuyên tạc, luận điệu sai trái, thù địch, phản động, những
nhận thức lệch lạc đánh giá không đúng về ý nghĩa, tầm vóc lịch sử của sự kiện
vĩ đại này ở một số luận điệu sau đây:
Một là, hạ thấp tầm vóc, bôi nhọ thành
công của Cách mạng Tháng Tám của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng
Một số đối tượng hàm
hồ cho rằng: “Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là sự ăn may của Cộng sản
Việt Minh”, “Việt Minh đã cướp công của dân tộc trong Cách mạng Tháng Tám”;
Thực tế, cách mạng
Tháng Tám thành công đã chấm dứt hoàn toàn chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn
năm trên đất nước ta, đồng thời chặt đứt những mắt xích quan trọng của chế độ
thực dân, thúc đẩy, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc bị áp bức, nô lệ các
nước thuộc địa trên toàn thế giới. Cách mạng diễn ra trong điều kiện thời cơ
nghìn năm có một, tuy nhiên, thời cơ đó chỉ được tận dụng và đạt thành quả với
sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả thế và lực lượng cách mạng của Đảng. Cách mạng tháng
Tám thắng lợi, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời là kết quả của cuộc đấu
tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc lâu dài, đầy hy sinh, gian khổ của nhân dân
ta, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chứ
không phải là sự “ăn may” hay “cướp công” nào cả như những đối tượng xấu, có
thái độ thù địch, xuyên tạc.
Hai là, xét lại, xuyên tạc ý nghĩa
lịch sử, thời đại của Cách mạng Tháng Tám
Nhiều phần tử cơ hội
chính trị tỏ hằn học, bỉ ổi rằng: Thành quả Cách mạng Tháng Tám nhanh chóng rơi
vào tay Đảng Cộng sản. Họ vu cáo đây là nguyên nhân dân tộc Việt Nam rơi vào
“thảm họa” hai cuộc chiến tranh tàn khốc chống Pháp và chống Mỹ khiến cho đất
nước bị tàn phá, dân tộc phân ly và ngày nay tiếp tục tình trạng nghèo đói, lạc
hậu. Theo họ, nếu không đi theo con đường của cách mạng vô sản vạch ra, Việt
Nam vẫn có độc lập mà tránh được chiến tranh, đi theo con đường của nước tư bản
phát triển tới phồn vinh.
Thực
tế. nói về Cách mạng Tháng Tám, sử gia người Na Uy S.Tonesson thừa nhận “Cuộc
cách mạng ở Việt Nam năm 1945 là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, không
chỉ có vậy, đó còn là một cuộc cách mạng chính trị chống lại nền quân chủ thối
nát, và là một cuộc cách mạng xã hội chống lại chủ đất và thực dân”. Cách mạng
Tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới, đưa nhân dân Việt Nam từ thân
phận nô lệ làm chủ cuộc đời mới, kỷ nguyên nhân dân được tự do, đất nước được
độc lập. Sức lan tỏa của Cách mạng Tháng Tám đã thức tỉnh các dân tộc trên thế
giới, các nước Phi, Mỹ La tinh, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc để giải
phóng khỏi ách áp bức, bóc lột.
Thực chất của những
luận điệu trên là một thủ đoạn xuyên tạc, bôi nhọ, đổi trắng thay đen, hòng hạ
thấp ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám. Mục đích của chúng là phá hoại về
tư tưởng và đại đoàn kết dân tộc, gây mất lòng tin của các thế hệ đối với
truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc Việt Nam.
Ba là, xuyên tạc thắng lợi của Cách
mạng Tháng Tám là mở ra thời kỳ Đảng đã áp đặt một chế độ độc tài toàn trị
Thực tế trong đời sống
chính trị, xã hội đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn gắn bó mật thiết với
nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm
trước nhân dân về những quyết định của mình. Ngoài lợi ích của dân tộc, phụng
sự Tổ quốc và nhân dân, Đảng không có lợi ích nào khác. Đảng lấy “Tập trung dân
chủ” (thiểu số phục tùng đa số, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách), “Đoàn kết
thống nhất”, “tự phê bình và phê bình”… là những nguyên tắc tổ chức hoạt động
của mình. Cùng với đó là mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân và vì dân. Xét trên cơ sở chính trị, pháp luật, thực tiễn như vậy tại
sao lại nói là thể chế chính trị ở Việt Nam là độc tài, bác đoạt nhân quyền,
mất tự do, dân chủ?
Thực tế, đằng sau sự
vu cáo thâm độc này là cổ xúy cho thể chế đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập,
hướng lái Việt Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Những nội dung xuyên tạc
trên không có gì mới, chỉ là trò “bổn cũ soạn lại”, năm nào đến dịp cả nước kỷ
niệm ngày lễ trọng đại này mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét