Thứ Ba, 6 tháng 9, 2022

BÀN VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ VỤ ÁN TRỊNH XUÂN QUYẾT

 

Sau khi cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Trịnh Xuân Quyết về tội “Thao túng thị trường chứng khoán” theo điều 211 Bộ Luật hình sự, các đối tượng cơ hội chính trị, phản động tán phát nhiều bài viết trên các trang mạng phản động. Điển hình: ngày 01/4/2022, trên trang Blog VOA Tiếng Việt, đối tượng Trần Văn phát tán bài “Xử lý tham nhũng: không có niềm vui, chỉ có căm giận và bất bình”; ngày 01/4/2022, trên trang Facebook Chân trời mới Media, đối tượng Đỗ Ngà phát tán bài “Khoét lỗ hổng pháp luật”; ngày 03/4/2022, trên trang Blog Đài Á Châu Tự Do (RFA), đối tượng Tuấn Khanh phát tán bài “Ngửa mặt lên trời mà nhổ”… nội dung vu cáo việc phối hợp giữa các cơ quan để xử lý vụ án trên “không phù hợp” với pháp luật hiện hành; vu cáo chính quyền “bao che cho hành vi cướp đất” của người dân; cho rằng chính quyền “đánh vào giới tư sản”, “tấn công vào kinh tế tư nhân”… gây hoang mang dư luận.

 

Trước hết, phải khẳng định đây là các luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đối với cách mạng Việt Nam. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 khẳng định “1.Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; 2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; 3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Như vậy, có thể thấy rằng, trên phương diện lập hiến, Hiến pháp năm 2013 đã quy định một cách toàn diện những vấn đề căn cốt của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam về bản chất, nguyên tắc, tổ chức, hoạt động, chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước; phân quyền giữa các cơ quan quyền lực nhà nước, vị trí của pháp luật đối với Nhà nước và xã hội Việt Nam; vấn đề quyền con người, quyền công dân; vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang sống, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, không có bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào có quyền được đứng trên pháp luật.

Việc cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Trịnh Xuân Quyết và một số cá nhân khác không phải là “đánh vào giới tư sản”, “tấn công vào kinh tế tư nhân”. Đảng ta luôn xác định kinh tế tư nhân “thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế”. Kinh tế tư nhân cũng như các thành phần kinh tế khác đều bình đẳng trước pháp luật, được được tạo điều kiện phát triển. Tuy nhiên, bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào vi phạm pháp luật Việt Nam đều phải chịu những hình thức xử lý nghiêm mình. Do đó, việc cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, điều tra các bị can là những người nổi tiếng, có vị thế kinh tế, có ảnh hưởng trong xã hội đều dựa trên căn cứ các yếu tố cấu thành tội phạm, đúng người, đúng tội, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, không có trường hợp ngoại lệ.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét