Thời gian qua, với
quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, công tác phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực, thoái hóa, biến chất đã được Đảng, Nhà nước ta tiến hành một
cách công khai, minh bạch, quyết liệt từ Trung ương đến cơ sở. Hàng loạt cán bộ
cấp cao sai phạm thuộc diện Trung ương và địa phương quản lý đều đã bị xử lý về
các hành vi tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, biến chất.
Tiếp tục giữ
vững quan điểm, nguyên tắc và phương châm của Đảng trong tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát và kiên quyết xử lý các trường hợp cán bộ, đảng viên vi phạm
pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về quản lý tài chính, sử dụng đất đai, trong hai ngày 10
và 11/8/2022, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 18. Đồng chí
Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm
tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Các kết luận của kỳ họp tiếp tục
phản ánh nỗ lực, quyết tâm của Đảng ta trong cuộc chiến với các trường hợp đảng
viên, tổ chức đảng yếu kém trong công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ
của đơn vị; đặc biệt là xử lý nghiêm khắc, đúng quy trình, quy định về kỷ luật
trong Đảng. Những kết quả trên nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đại đa số cán
bộ, đảng viên và quân chúng nhân dân; củng cố hơn nữa niềm tin của nhân dân đối
với sự lãnh đạo của Đảng, từng bước và quyết tâm xây dựng Đảng trong sạch vững
mạnh, không ngừng nâng cao sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của Đảng.
Tuy
nhiên, với âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước, ngày 12/8/2022,
trên trang bolg Đối Thoại, đối tượng Nguyễn Nam tán phát bài “Đảng tiếp tục
thanh trừng nôi bộ”, trên trang facebook Việt Tân tán phát bài “Chế độ độc tài
sinh ra những quan chức hư hỏng và tham nhũng”; ngày 13/8/2022, trên trang blog
Tiếng Dân tán phát bài “Di sản của Nguyễn Phú Trọng”, nội dung xuyên tạc kết
luận Kỳ họp thứ 18 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương liên quan đến một số cá nhân,
tổ chức vi phạm kỷ luật của Đảng; nói xấu Đảng, nói xấu chế độ; boi nhọ các
đồng chí lãnh đạo Đảng, NHà nước; kích động, đấu tranh đòi đa nguyên, đa đảng.
Tham nhũng, tiêu cực,
suy thoái, biến chất là hiện tượng mang tính xã hội, nó tồn tại ở các quốc gia,
do quyền lực nhà nước bị thao túng, tha hóa gây ra, không phân biệt chế độ xã
hội, thể chế chính trị nào, chế độ đa đảng hay một đảng lãnh đạo. Chế độ một
đảng lãnh đạo cầm quyền không phải là nguyên nhân sinh ra tệ nạn tham nhũng,
suy thoái, biến chất trong đội ngũ cán bộ. Tổ chức Minh bạch quốc tế (AI) đã
từng cho rằng tham nhũng là tệ nạn nhức nhối, xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế
giới, trong số đó, đa số là các quốc gia thực hiện chế độ đa đảng lãnh đạo, tam
quyền phân lập, do giai cấp tư sản lãnh đạo. Một số quốc gia có biểu hiện nguy
hiểm khi tình trạng tham nhũng đã leo đến tận các nguyên thủ quốc gia như Hàn
Quốc, Brazil Colombia, Malaysia; một số quốc gia thuộc nhóm “nước tham nhũng
nghiêm trọng” đều theo thể chế đa đảng, không do Đảng Cộng sản cầm quyền, lãnh
đạo.
Do đó, việc các cá
nhân, tổ chức thù địch, thiếu thiện chí cho rằng, tham nhũng, tiêu cực, suy
thoái, biến chất là “căn bệnh nan y”, chỉ xảy ra ở các quốc gia do Đảng Cộng
sản lãnh đạo hay ở quốc gia do một đảng lãnh đạo, cầm quyền là hoàn toàn không
đúng với thực tế, là sự quy chụp, suy diễn. Âm mưu của chúng là nhằm gây ra
tình trạng nghi ngờ, hoang mang, gây lầm tưởng tham nhũng phức tạp là do chế độ
một đảng lãnh đạo, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ. Đồng
thời, thông qua đó, các đối tượng nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam đối với xã hội, Nhà nước; gây tâm lý hoài nghi, dao động, thiếu
niềm tin.
Thực tế, từ khi ra đời
đến nay, Đảng, Nhà nước ta đã luôn nhận thức rõ tính nguy hiểm của tham nhũng,
tiêu cực, suy thoái, biến chất trong đội ngũ cán bộ. Đảng, Nhà nước đã luôn có
quyết tâm chính trị cao và kiên quyết phòng, chống, khắc phục tham nhũng, suy
thoái, biến chất trong đảng viên và cán bộ Nhà nước. Đảng, Nhà nước ta luôn coi
tham nhũng, tiêu cực là “giặc nội xâm”, một trong các nguy cơ đe dọa sự tồn vong
của chế độ, cản trở tiến trình phát triển của đất nước, phải kiên quyết đấu
tranh loại ra khỏi đời sống xã hội. Đảng ta cũng xác định phải chủ động phòng
ngừa, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí; xử lý kịp thời, nghiêm minh các
hành vi tham nhũng, lãng phí, hành vi bao che, dung túng, tiếp tay cho tham
nhũng. Kết hợp giữa xây và chống, phòng ngừa gắn liền với xử lý nghiêm minh mọi
hành vi tham nhũng; không có ngoại lệ, không có “vùng cấm” trong chống tham
nhũng ở Việt Nam.
Minh chứng rõ cho điều
đó là các văn kiện của Đại hội Đảng, các chỉ thị, nghị quyết về công tác phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, việc xử lý nghiêm minh mọi hành vi tham
nhũng, tiêu cực, không có ngoại lệ, không có “vùng cấm” đã được thể hiện rõ kết
quả trong báo cáo tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022 được Bộ Chính trị tổ chức vào ngày
30/6/2022 vừa qua.
Trong 10 năm qua, cấp
ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 2.700 tổ chức đảng, gần
168.000 đảng viên, trong đó có hơn 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng.
Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ
luật hơn 170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý, trong đó có 33 ủy viên,
nguyên ủy viên Trung ương Đảng, hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ
trang. Chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, đã kỷ luật 50
cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 8 ủy viên, nguyên ủy viên Trung
ương Đảng, 20 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.
Vậy nên, những luận
điệu cho rằng, tham nhũng, tiêu cực, suy thoái của cán bộ trong Đảng, Nhà nước
ta là phổ biến, là “căn bệnh kinh niên, nan y không thể chữa trị của chế độ độc
đảng cầm quyền” hay đó là cuộc “đấu tranh, thanh trừng nội bộ giữa các phe phái”…
là hoàn toàn sai trái. Đó là những quan điểm cố tình bôi đen, xuyên tạc
nhằm làm sai lệch bản chất, ý nghĩa công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
của Đảng, Nhà nước ta, cố tình lấy cớ để chống phá, can thiệp vào công việc nội
bộ, làm suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng, với chế độ. Mỗi công dân
Việt Nam chân chính cần tích cực học tập, nghiên cứu nâng cao nhận thức chính
trị, luôn tỉnh táo và sáng suốt trong đọc và tiếp thu các thông tin trên mạng
xã hội hiện nay, kiên quyết đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu xuyên
tạc của các thế lực thù địch, những kẻ “đu càng” mù quáng, làm thất bại mọi âm
mưu, thủ đoạn chống phá của chúng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét