Thứ Hai, 8 tháng 8, 2022

 

XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE, LỘ RÕ VỀ EU


Kể từ khi thành lập Liên minh châu Âu (EU) tháng 1/1993 thế giới đã hình thành mới một trung tâm về CT-KT, có vai trò quan trọng trong sự vận động, phát triển của nhân loại.

Sự phát triển của từng bước đã đưa con số các nước trong EU hiện nay là 27 nước, do vương quốc Anh đã rời bỏ EU từ tháng 1/2020.

Những năm trước đây, với bộ ba Đức, Anh, Pháp là ba trụ cột kinh tế dẫn đầu, đã dẫn dắt EU trong một thời gian dài với những chiến lược phát triển KT-XH.

Hiện tại vương quốc Anh đã rời bỏ EU, nên bộ ba mới dẫn dắt EU là Đức, Pháp, Ý.

Sự hình thành các cường quốc kinh tế thế giới là Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, có nhiều tác động mạnh tới dòng chảy Thương mại toàn cầu, theo đa phương và song phương.

EU chỉ bộ lộ rõ những điểm yếu của mình khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng phát.

Thực chất vương quốc Anh đã phải rời bỏ EU, vì họ đã “ngửi” thấy mùi bốc ra, và họ cũng không muốn “ôm rơm, rặm bụng” nữa, họ không muốn phải chịu những quy định ràng buộc của EU, không muốn phải đóng góp một phần ngân sách quan trọng cho EU, và nhất là trong dòng chảy Thương mại đa phương, song phương hiện nay, họ có nhiều thuận lợi hơn là khó khăn về các chính sách phát triển KT-XH. Vương quốc Anh đã trở về với Liên hiệp Anh vốn có gồm các nước Úc, Canada, Newzeland, hiện là “đồng minh” số một của Mỹ trong mọi chính sách, chiến lược của Mỹ.

EU phải bỏ ra một nguồn ngân sách không nhỏ để nuôi bộ máy điều hành cồng kềnh như Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu, Liên minh châu Âu, Tòa án công lý châu Âu .v.v

EU phụ thuộc phần lớn vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga như Than đá, Dầu mỏ, nhất là nguồn Khí đốt, với giá cả hợp lý nhất, chi phí vận chuyển rẻ nhất, nhanh nhất.

Ông anh cả là Đức của EU đã có thời gian 16 năm phát triển thuận lợi, tốt nhất, dưới sự chèo lái của nữ TTg Angela Merker, bằng một chính sách mềm dẻo, khôn ngoan với nước Nga của TT Putin.

EU dù là một trung tâm quyền lực lớn về CT-KT-QP của thế giới, là hạt nhân lớn thứ hai trong NATO (chỉ sau Mỹ) những vẫn phải chịu “cái gậy” của ông lớn HK, ngay như cả nước Đức dưới thời cầm quyền khôn ngoan, tài giỏi của nữ TTg Angela Merkel cũng vẫn phải nằm trong ‘vòng kim cô” đã cương tỏa

Mặc dù vậy, EU chỉ bộc lộ rõ nhất những điểm yếu chí cốt khi TT Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine, với 3 mục tiêu chính: Cứu giúp người dân Nga ở vùng Donbass, phi quân sự hóa, phi phát xít hóa ở Ukraine.

Với chính sách cấm vận Nga năm 2014 cùng với Mỹ, khi sự kiện phong trào Maidan xảy ra ở Ukraine, EU đã bắt đầu dấn sâu vào một chính sách thiếu thân thiện với Nga trên mọi phương diện. Tuy vậy, EU vẫn chưa bùng phát nghiêm trọng những mâu thuẫn, bất đồng trong khối, bởi xuất phát từ lợi ích quốc gia của nhiều nước..

Khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga bắt đầu vào 24/2/2022, EU đã cùng với Mỹ, một số nước phương tây khác, đã thực hiện một chính sách cấm vân, các biện pháp tổng hợp trừng phạt Nga lớn chưa từng có trong lịch sử thế giới, nhằm cô lập, làm suy yếu nước Nga.

Nhưng “gậy ông lại đập lưng ông”. Một EU rối loạn, khủng hoảng, bất đồng đã bùng phát cũng chưa từng có.

- Khủng hoảng nghiêm trọng về năng lượng Than đá, Dầu mỏ, nhất là Khí đốt. Các nguồn cung từ bên ngoài thay thế chưa đáp ứng được.

- Tình trạng lạm phát gia tăng chưa từng thấy (cùng với sự lạm phát toàn cầu).

- Gánh nặng về 6,3 triệu người di tản Ukraine chạy sang EU. Điều trớ trêu là chỉ tập trung vào các nước thuộc Liên Xô và Đông Âu cũ, gây ra sự bất ổn về đời sống xã hội.

- Một số biện pháp trừng phạt Nga kém hiệu quả, gây ra sự bất đồng đầy mâu thuẫn giữa các nước trong EU. Hiện tại EU đã bắt đầu phải nới lỏng biện pháp trừng phạt Nga về dầu mỏ, khí đốt, nhằm mục đích cứu vãn tình trạng khốn đốn về thiếu dầu mỏ, khí đốt hiện nay.

- Bộ ba anh cả dẫn dắt EU là Đức, Pháp, Ý đều bị bất ổn trong giới cầm quyền ở Quốc hội, Chính phủ.

- Lần đầu tiên sau hơn 20 năm, đồng EUro bị mất giá so với đồng usd, đồng Rúp của Nga.

- Một số nhà lãnh đạo của một số quốc gia trong EU đã thẳng thắn công khai rằng: EU không thể thiếu nước Nga trong chính sách phát triển lâu dài. Các biện pháp trừng phạt Nga kém hiệu quả, có tác dụng ngược lại, gây tổn thất cho EU nhiều hơn là cho Nga. EU không thể thiếu nguồn năng lượng dầu mỏ, khí đốt của Nga trước mắt cũng như trong tương lai….Chính TTg Mỹ Bidel đã phải thừa nhận không có được một nguồn cung nào để thay thế được cho nguồn năng lượng dầu mỏ, khí đốt của Nga.

- Chỉ vì một giới cầm quyền Ukraine cực hữu, tân phát xít dám tiên phong đối đầu với Nga, EU đã sai lầm nghiêm trọng khi đi theo chính sách cấm vận Nga của ông chủ HK. Nước Nga không suy yếu, tuy cũng có những khó khăn, tổn hại. Nhưng chính EU mới là chủ thể bị tổn hại nhiều hơn, rối loạn hơn, bất ổn hơn bao giờ hết.

Chính cuộc xung đột Nga-Ukraine đã làm cho EU bộ lộ rõ những góc khuất được che dấu bấy lâu nay.

*** EU là một tổ chức liện hiệp các quốc gia duy nhất hiện nay trên thế giới có một mô hình quản lý, điều hành không thích hợp trước toàn cầu. Điều rõ rất là EU đã phải bỏ ra một nguồn ngân sách không nhỏ để nuôi các tổ chức bộ máy trong EU vừa cồng kềnh, vưa thiếu sự  nhất quán, phù hợp với luật pháp, lợi ích riêng của từng quốc gia.

Sự già cỗi của châu Âu thể hiện trong một mô hình hiệp hội các quốc gia kém tiên tiến hiện nay ?

Dongtuan.k11 - st

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét