PHẢN BÁC CÁC
THÔNG TIN SAI LỆCH, XUYÊN TẠC VỀ VIỆT NAM TRONG “PHÚC TRÌNH TOÀN CẦU NĂM 2021”
CỦA TỔ CHỨC THEO DÕI NHÂN QUYỀN
Hằng năm, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW)
đều công bố Báo cáo về tình hình nhân quyền toàn cầu (khoảng 100 quốc gia),
trong đó có tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Năm nay, HRW công bố Báo cáo với
tiêu đề: “Phúc trình Toàn cầu năm 2021”, dài 761 trang đánh giá việc thực hành
nhân quyền trên thế giới, trong đó chứa đựng nhiều nội dung không đúng sự thật,
xuyên tạc và phủ nhận thành tựu về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam.
Bài viết phân tích làm rõ những chiêu bài, thủ đoạn đen tối và kiên quyết bác
bỏ các thông tin sai sự thật về phúc trình nhân quyền ở Việt Nam.
1. Về Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) và
nội dung thông tin xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam trong bản Phúc trình
Toàn cầu năm 2021
Tổ chức Theo dõi nhân quyền (tiếng anh: Human
Rights Watch - HRW) là một tổ chức phi chính phủ nghiên cứu và cổ vũ cho nhân
quyền, có trụ sở tại thành phố Niu Yoóc, Mỹ và có văn phòng ở thủ đô và thành
phố lớn nhiều nước như Hà Lan, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, anh, Nga, pháp, Nhật,
Canađa...
HRW được thành lập năm 1988 trên cơ sở hợp
nhất tổ chức Helsinki Watch - thành lập năm 1978 bởi công dân Mỹ Robert
L.Bernstein (1923 - 2019), với các tổ chức quốc tế khác có cùng chung mục đích
thành Human Rights Watch. Tổ chức này với mục đích ban đầu thu thập tài liệu
liên quan đến Liên Xô nhằm “giám sát” nước này trong việc thực hiện quy ước của
Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) và các nhóm bảo vệ nhân quyền tại Mỹ
cũng như một số tổ chức quốc tế khác có cùng tôn chỉ, mục đích cổ vũ cho phát
triển nhân quyền(1). Với nguồn gốc và mục đích mang tính chất ý thức
hệ chính trị chống cộng sản như vậy, nên HRW tập trung huy động nguồn kinh phí
cho hoạt động chủ yếu của mình tại các nước phương Tây. Chẳng hạn trong năm
2009, HRW ra thông báo là 75% mức đóng góp đến từ Bắc Mỹ, 25% đến từ Tây Âu và
ít hơn 1% từ các nơi khác(2). Với nguồn hỗ trợ tài chính như thế,
nên dễ hiểu là HRW hiếm khi chỉ trích Mỹ và các nước phương Tây khác, ngoại trừ
trường hợp vi phạm nhân quyền quá rõ ràng, như: Cáo buộc Bộ trưởng Quốc phòng
Donald Rumsfeld dưới thời Tổng thống G.Bush đã cố tình dung túng cho việc tra
tấn tại các trại giam của quân đội Mỹ trong đơn kiện ngày 2-3-2005 tại Tòa án
bang Illinois, Mỹ.
Hiện nay, HRW chủ yếu và thường xuyên lợi
dụng nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước trên thế giới.
Nhiều quốc gia (Nga, Trung Quốc, Đức, Cuba, Xri Lanca,...) đã phê phán, công
kích tổ chức này hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích. Ví dụ Trung Quốc đã áp
dụng các biện pháp trừng phạt đối với HRW do có những hành động vi phạm nghiêm
trọng luật pháp quốc tế, các quy tắc cơ bản của quan hệ quốc tế khi can thiệp
vào các vấn đề nội bộ của nước này(3). Tại Thái Lan, trang web của
HRW bị cấm hoạt động. Chính phủ Đức, Cuba, Xri Lanca, Triều Tiên, Etiopia,
Xyri... ở mức độ khác nhau, đã chỉ trích hoặc phản đối HRW vì đã can thiệp làm
phức tạp tình hình, gây khó khăn cho việc bảo đảm nhân quyền tại các nước này.
Về các nội dung thông tin tình hình nhân
quyền ở Việt Nam(4), bản phúc trình cho rằng “trong năm 2020 Việt
Nam tiếp tục vi phạm các quyền dân sự và chính trị cơ bản một cách có hệ
thống”, qua việc siết chặt quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội, tự do tôn giáo,
chặn truy cập nhiều trang mạng, gây sức ép buộc các công ty viễn thông phải gỡ
bỏ các nội dung phê phán Đảng Cộng sản và chính quyền... Về quyền tự do lập hội
và nhóm họp, Quốc hội Việt Nam thông qua Bộ Luật Lao động sửa đổi có hiệu lực
vào tháng 1-2021, trong đó cho phép thành lập “các tổ chức đại diện của người
lao động”, chỉ là “bề nổi”, còn trong thực tế chắc chắn sẽ bị kiểm soát chặt
chẽ bởi những người vận động để thành lập công đoàn hay các nhóm hội của người
lao động hiện đang phải đối mặt với sự sách nhiễu, đe dọa và trả đũa từ cả phía
chính quyền lẫn những người sử dụng lao động(5).
Trả lời báo chí quốc tế, ông John Sifton,
Giám đốc vận động châu Á của HRW cho rằng, trong suốt năm 2020, ngoài một số
nhà bất đồng chính kiến trực ngôn, công an cũng bắt giam nhiều người khác vì đã
nói lên chính kiến của mình và thực hành các quyền tự do ngôn luận cơ bản. Việt
Nam về cơ bản đã hình sự hóa việc sử dụng internet hay các nền tảng mạng xã hội
bằng cách dẫn chứng những hoạt động vi phạm pháp luật đến mức bị bắt giam trong
năm qua như trường hợp phạm Đoan Trang, phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê
Hữu Minh Tuấn, hay Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá phương, Cấn Thị Thêu... Đại diện HRW
còn đưa ra những thông tin sai lệch và mang tính định kiến đối với Việt Nam,
như: “Có ít nhất 150 người đã bị kết tội vì thực hiện các quyền tự do biểu đạt
hay tự do lập hội hiện đang ở trong tù. Ít nhất có 15 người khác đã bị khởi tố
nhưng chưa xét xử”(6). Ông John Sifton đã đưa trường hợp phạm Chí
Dũng, Trần Đức Thạch, phạm Chí Thành, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn...
được cho là những nhà “bất đồng chính kiến” bị chính quyền Việt Nam bắt và xét
xử với các cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân hay tuyên truyền
chống Nhà nước. Ông quả quyết rằng, chính quyền Hà Nội đã gia tăng trấn áp
những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản trong năm 2020, đặc
biệt là quyền tự do ngôn luận và quyền lập hội. Thậm chí ông này còn khái
quát hồ đồ: “Năm 2020 là thêm một năm tồi tệ khủng khiếp nữa đối với nhân
quyền ở Việt Nam. Trong suốt năm 2020, công an đã câu lưu nhiều nhà bất đồng
chính kiến và bắt giam nhiều người đã chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận cơ
bản là nói lên các suy nghĩ của mình”. Đại diện của HRW cho rằng, việc gia tăng
trấn áp những người “cổ vũ cho tự do ngôn luận” diễn ra trước thềm Đại hội Đảng
Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII. Ngoài ra, ông này còn “đặc biệt lên án việc các
mạng xã hội đồng lõa với chính quyền siết chặt kiểm soát và gia tăng trấn áp
trên không gian mạng”. Từ những nhận định hồ đồ, vô căn cứ đó, đại diện HRW kêu
gọi các quốc gia, các đối tác thương mại của Việt Nam cần “nêu quan ngại về
những vụ án mới này với Hà Nội và yêu cầu nhà cầm quyền phóng thích các tù nhân
chính trị để đáp ứng các nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền(7).
2. Bác bỏ nội dung những thông tin sai sự
thật, xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam
“Phúc trình Toàn cầu năm 2021” của HRW dựa
trên những thông tin cóp nhặt manh mún, xuyên tạc, không phản ánh đúng bức
tranh nhân quyền của Việt Nam. Thực tế qua những phiên tòa xét xử công khai đối
với phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy hay phạm Chí Thành, Trần Đức Thạch thì họ
đều là những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật và việc cơ quan chức năng
thi hành lệnh khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử công khai là việc làm cần thiết
của một Nhà nước pháp quyền, có chủ quyền nhằm ngăn chặn những hành vi nguy
hiểm của họ gây ra đối với xã hội. Tại các phiên tòa xét xử hành vi vi phạm
pháp luật, những người này đều thừa nhận hành vi phạm tội, chấp nhận các kết
luận điều tra và chấp hành phán quyết của tòa án về những tội danh của mình.
Tại Việt Nam cũng như ở bất kỳ quốc gia có
chủ quyền nào khác, những đối tượng vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý nghiêm
theo quy định của pháp luật. Hoàn toàn không có việc truy tố, bắt giữ, điều tra,
luận tội, xét xử bằng tòa án đối với những đối tượng vi phạm pháp luật lại bị
coi là đàn áp những nhà “bất đồng chính kiến” hay giam giữ “tù nhân lương tâm”,
“tù nhân chính trị” như những luận điệu mà HRW đưa ra. Ở Việt Nam hiện nay,
không có khái niệm “tù nhân lương tâm”, “tù nhân tôn giáo” hay “tù nhân chính
trị”.
Thực tế thì đây không phải là lần đầu tiên
HRW đưa ra những thông tin như vậy để công khai chỉ trích Việt Nam và nhiều
quốc gia có chủ quyền khác. Nếu HRW nhất mực xuất phát từ lăng kính ý thức hệ
chính trị để cho rằng, “những vụ bắt xử lý nói trên là để bảo đảm Đại hội Đảng
lần thứ XIII diễn ra suôn sẻ và không bị các tiếng nói bất đồng chống đối” -
thì tổ chức này tự mâu thuẫn với chính nguyên tắc pháp quyền mà họ thường rao
giảng. Tại Việt Nam, để thực thi công lý, không phải đợi đến thời gian gần Đại
hội Đảng, những đối tượng vi phạm pháp luật hình sự, có hoạt động chống phá đất
nước, mới bị cơ quan bảo vệ pháp luật truy tố, điều tra, xét xử nghiêm minh tại
tòa án, mà bất kỳ ai, bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào cũng sẽ bị điều tra,
truy tố, xét xử theo trình tự, thủ tục luật định, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng,
dân chủ, công khai, công bằng; đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Do vậy,
“phúc trình Toàn cầu năm 2021” mà HRW đưa ra cáo buộc tình hình vi phạm nhân
quyền ở Việt Nam là dựa trên những thông tin thu thập theo kiểu cóp nhặt, phiến
diện, xuyên tạc, thiếu cơ sở khoa học và pháp lý vì ba nguyên do sau đây:
Thứ nhất, tính hạn chế và mâu thuẫn của HRW
trước vấn đề nhân quyền
Do xuất phát từ ý thức hệ “coi nhân quyền cao
hơn chủ quyền quốc gia” và lại bị chi phối bởi nguồn kinh phí hoạt động, nên dễ
hiểu là các phúc trình về nhân quyền của tổ chức này thường sai sự thật, thiên
vị, mang màu sắc chính trị và ý thức hệ phương Tây, do đó, chúng dễ gây ra phản
ứng tiêu cực tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là các nước phát triển
theo con đường XHCN. Tổ chức này thường bị phản ứng tức thì, bị chỉ trích là
chịu quá nhiều tác động bởi Chính phủ Mỹ, như trong các báo cáo về châu Mỹ Latinh,
đặc biệt về Vênêxuêla, hoặc ngó lơ trước các hoạt động bài Hồi giáo(8).
Để huy động được nhiều vốn cho hoạt động, HRW còn “sản xuất” phúc trình về nhân
quyền theo cơ chế kinh doanh thị trường. Rõ nhất là nó lợi dụng tâm lý chống
Ítxraen để viết báo cáo về nhân quyền có lợi cho việc gây quỹ, ví dụ tại nước
Ảrập Xêút giàu có. Đến mức người sáng lập, chủ tịch danh dự và đã lãnh đạo HRW
trong 20 năm, Robert Bernstein, vào ngày 19-10-2009, đã chỉ trích công khai về
vai trò của HRW trong cuộc xung đột Ả rập - Ítxraen, khi nó tập trung chì trích
Ítxraen nhưng lại “nhẹ nhàng” với các chế độ độc tài trong khu vực(9).
Nguyên nhân hạn chế và mâu thuẫn giữa tôn chỉ, mục đích bảo vệ, thúc đẩy nhân
quyền phổ quát toàn cầu với cách tiếp cận mang đẫm màu sắc ý thức hệ chính trị
của phương Tây cùng hành động thực dụng của tổ chức này thì nhiều người đã
biết.
Hai là, HRW đã vi phạm nghiêm trọng công ước
và nguyên tắc quốc tế
HRW vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc quốc tế
về không can thiệp các vấn đề thuộc thẩm quyền của quốc gia khác theo Hiến
chương Liên hợp quốc năm 1945 và Nghị quyết 2625 năm 1970 của Đại hội đồng Liên
hợp quốc về Tuyên bố những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu
nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc. Theo đó:
“Không quốc gia nào hay nhóm quốc gia nào có quyền can thiệp, trực tiếp hay
gián tiếp, vì bất kỳ lý do gì vào công việc đối nội và đối ngoại của bất kỳ
quốc gia nào khác. Can thiệp vũ trang và tất cả các hình thức can thiệp hay đe
dọa chống lại tư cách của quốc gia hay chống lại các đặc trưng chính trị, kinh
tế và văn hóa của quốc gia đó - đều là vi phạm luật pháp quốc tế...”(10)
HRW nhân danh nhân quyền phổ quát nhưng lại
không tuân theo nguyên tắc điều chỉnh của luật nhân quyền quốc tế đối với chủ
quyền quốc gia và trách nhiệm quốc gia, chẳng hạn theo Điều 1 của hai công ước
quốc tế năm 1966 về các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, xã hội,
văn hóa cũng như theo Tuyên bố về các nguyên tắc của luật quốc tế, điều chỉnh
quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với hiến chương Liên hợp
quốc ban hành kèm theo Nghị quyết 2625 (năm 1970), đó là: Tôn trọng chủ quyền
quốc gia về lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và chính sách đối ngoại;
Sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia; Bình đẳng chủ quyền của
các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc; Không can thiệp vào công việc
nội bộ của quốc gia khác; Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa
bình; Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau;...
Xuất phát từ những nguyên tắc đó, Nhà nước
Việt Nam, trong nhiều văn bản pháp luật đã quy định rõ các cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế
tại Việt Nam và thành viên của những cơ quan đó phải: Tôn trọng pháp luật và
phong tục, tập quán của Việt Nam; không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt
Nam, và Nhà nước Việt Nam cũng đã làm như vậy trong quan hệ quốc tế cả quan hệ
song phương và đa phương.
HRW chắc cũng hiểu rằng, yêu cầu pháp lý cơ
bản của các nguyên tắc này là các nước, các tổ chức quốc tế có nghĩa vụ tôn
trọng chủ quyền lãnh thổ và toàn vẹn chính trị của một quốc gia. Thế nhưng HRW
đã phớt lờ yêu cầu cơ bản của các nguyên tắc ấy. Trong bản phúc trình năm 2021,
HRW vẫn cáo buộc vô căn cứ về cái gọi là “Việt Nam lo sợ dân chủ, truyền thông
độc lập và các quyền tự do”. Tổ chức này tiếp tục bao che, dung túng cho những
kẻ lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, sử dụng mạng xã hội vi phạm an ninh
con người, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, cổ súy, tuyên truyền cho
những hành động chống phá đất nước và con người Việt Nam, ví dụ bằng cách sử
dụng thuật ngữ “tù nhân lương tâm”.
Tù nhân là cụm từ dành cho những người có
hành vi vi phạm pháp luật, bị toà án tuyên là có tội và phải chịu hình phạt tù
theo quyết định có hiệu lực của tòa án. Việc một người bị phạt tù là hậu quả
tất yếu khi người đó có hành vi phạm tội đã được quy định trong bộ luật hình
sự, bị truy tố, điều tra, truy tố, xét xử công khai, nghiêm minh tại tòa án.
Cho nên trong nền tư pháp Việt Nam không có thuật ngữ “tù nhân lương tâm”. Việc
cài đặt khiên cưỡng yếu tố đạo đức vào một thuật ngữ pháp lý phản ánh một cách
tư duy ngụy biện, chiết trung, thiếu đạo đức khi không có cơ sở pháp lý cần
thiết để tố cáo, chí trích Việt Nam về nhân quyền. Cách gọi “tù nhân lương tâm”
chỉ là một chiêu trò của tổ chức như HRW (hay tổ chức Ân xá quốc tế, Tổ chức Ký
giả không biên giới) và những cá nhân, tổ chức thù địch khác, với ý đồ cổ vũ,
hậu thuẫn cho các đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam để dễ
bề can thiệp nhằm bảo vệ cho những đối tượng này. Dựa vào chiêu bài “tù nhân
lương tâm”, các đối tượng chống đối trong nước tìm cách tạo cớ cho những thế
lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, gây sức ép với chính
quyền, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiến
tới gây mất ổn định tình hình an ninh, trật tự để thực hiện âm mưu, thúc đẩy
các loại “cách mạng màu” nhằm chuyển hóa chế độ chính trị - xã hội ở Việt Nam.
Ba là, không phản ánh đúng thực tế khách quan
về tình hình nhân quyền ở Việt Nam
Trong khi HRW lặp lại điệp khúc chống phá cũ
rích với những cáo buộc ngụy biện, trơ trẽn thì thực tế Việt Nam đã và đang
chứng thực sinh động sự tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền.
Trong năm 2020, ngay trong khi đại dịch Covid-19 hoành hành trên thế giới và ở
Việt Nam, hàng loạt chính sách an ninh con người, an sinh xã hội được Chính phủ
Việt Nam ban hành và thực thi trên thực tế nhằm bảo đảm an ninh lương thực và
ổn định cuộc sống tối thiểu cho người dân, đặc biệt là người nghèo. Chẳng hạn
gói an sinh xã hội có quy mô hơn 62 nghìn tỷ đồng là giải pháp cấp bách, kịp
thời, không chỉ giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19 đối với quyền sống,
quyền được chăm sóc y tế và mưu sinh của người dân, mà còn một lần nữa khẳng
định mạnh mẽ tinh thần “đặt lợi ích của người dân lên trên”. Trong hoàn cảnh
khó khăn của dịch bệnh và thiên tai, những chính sách hỗ trợ trực tiếp, kịp
thời đối với người dân là nền tảng để bảo vệ các quyền con người, đồng thời cho
thấy nỗ lực và quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo
vệ, bảo đảm, thúc đẩy quyền con người.
Đồng thời, Việt Nam cũng chủ động, tích cực
đóng góp vào việc tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy quyền con người trên thế giới và
được cộng đồng thế giới ghi nhận, thí dụ thông qua việc tín nhiệm với tỷ lệ
phiếu đồng thuận rất cao khi Việt Nam gia nhập Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp
quốc, nhiệm kỳ 2014-2016 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc. Tại khu vực, uy tín của Việt Nam được thể hiện qua vai trò Chủ tịch Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2020, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban liên
chính phủ ASEANvề nhân quyền (aiCHR). Trong cuộc họp đặc biệt lần hai của aiCHR
theo hình thức trực tuyến với sự tham dự của đại diện aiCHR, các nước thành
viên ASEANvà Ban Thư ký aSEaN, diễn ra cuối tháng 11-2020, các nước đánh giá
cao vai trò của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch aiCHR 2020 là đã dẫn dắt hoạt
động của aiCHR trong giai đoạn đặc biệt khó khăn do tác động của đại dịch Covid
-19, không chỉ giúp duy trì đà hợp tác của aiCHR và ứng phó hiệu quả trước các
tác động của đại dịch, mà còn thúc đẩy soạn thảo và thông qua một loạt các văn
kiện quan trọng định hướng hợp tác aiCHR trong thời gian tới.
Việt Nam không chỉ quan tâm thúc đẩy các quyền
cơ bản của người dân ASEAN, đặc biệt chú trọng đến nhóm yếu thế như thúc đẩy
quyền của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, gắn kết tình hữu nghị, thống nhất,
tạo đồng thuận và hợp tác trong aiCHR, trong đó đặc biệt là nỗ lực bảo đảm
quyền con người trong đại dịch Covid-19 được cộng đồng các quốc gia ASEANđánh
giá cao mà còn tham gia đóng góp tích cực vào định hình các chuẩn mực quốc tế
về bảo đảm quyền con người, đặc biệt quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, trong
đó Việt Nam đã cùng với Philíppin và Bănglađét trực tiếp soạn thảo Nghị quyết
của Hội đồng Nhân quyền về biến đổi khí hậu và quyền con người đã được chính
thức thông qua vào tháng 7- 2019(11)tại trụ sở Liên hợp quốc ở
Giơnevơ, Thụy Sĩ.
Với những nỗ lực chung trong thúc đẩy, bảo vệ
quyền con người trong phạm vi quốc gia và khu vực, các nước thành viên ASEAN
chính thức đề cử Việt Nam là ứng cử viên duy nhất đại diện cho ASEAN làm thành
viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2023-2025.
Chính thực tiễn là những dẫn chứng giản dị và
thuyết phục nhất, thể hiện những gì mà Đảng, Nhà nước Việt Nam đang tôn trọng,
bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền đã được người dân đặt trọn niềm tin và được dư
luận tiến bộ trên thế giới ghi nhận. Vì thế, những thông tin sai lệch của HRW
chỉ thể hiện một cách tiếp cận mang nặng ý thức hệ chính trị phương Tây nhưng
lại nhân danh nhân quyền phổ quát và thiếu thiện chí với Việt Nam cần phải bị
lên án và bác bỏ.
__________________
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính
trị số 7-2021
(1) https://luatduonggia.vn/hrw-la-gi-chuc-nang-va-vai-tro-cua-to-chuc-nhan-quyen-the-gioi-hrw/.
(2), (3) https://vi.wikipedia.org/.
(4), (5), (6), (7) phúc trình Toàn cầu năm
2021: HRW lên án Việt Nam gia tăng vi phạm nhân quyền,
https://www.voatiengviet.com/.
(8)https://nhandan.com.vn/binh-luan-phe-phan/
human-rights-watch-to-chuc-doi-lot-nhan-quyen-388613/.
(9)https://vi.wikipedia.org/.
(10)Tuyên bố những nguyên tắc của luật quốc
tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến
chương Liên hợp quốc năm 1970, https://thuvienphapluat.vn/.
(11) Nghị quyết được Hội đồng Nhân quyền Liên
hợp quốc thông qua năm 2019, https://dangcon-gsan.vn/.
PGS, TS TƯỜNG DUY KIÊN
Viện Quyền con người,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét