Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

 

ĐA ĐẢNG VÀ ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ

          Vừa qua, trên các trang mạng xã hội lại ồn ào những ý kiến của nhóm “zận chủ”, đòi thành lập các hội nhóm “Xã hội Dân sự”, đồng thời gián tiếp muốn thay đổi chế độ chính trị Việt Nam sang đa nguyên, đa đảng, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, kêu gọi dân chủ, nhân quyền (kiểu Mỹ và phương Tây), thảo luận về hướng mở rộng xã hội dân sự trong tương lai.

Xin thưa rằng, các vị kêu gào đòi đa nguyên, đa đảng, khen ngợi chỉ có đa nguyên, đa đảng mới có dân chủ, giữ được ổn định chính trị. Đây hoàn toàn là ý chủ quan, thiển cận. Áp dụng mô hình đa đảng một cách thô thiển, không so sánh đến vị trí địa chính trị, sự phát triển của xã hội, tính chất lịch sử, trình độ dân trí, văn hóa là sai lầm. Các vị biết rõ điều đó nhưng vẫn kêu gào, quả thật là nực cười.

Hãy nhìn vào thực tiễn Việt Nam, cả lịch sử và hiện tại thì có thể thấy rằng, trước hết, trong quá khứ chiến tranh, lúc đó Việt Nam có rất nhiều đảng phái chính trị, nhưng chỉ có duy nhất Đảng Cộng Sản đứng lên lãnh đạo làm cách mạng thành công, đưa đến sự thống nhất đất nước. Vì vậy, về lịch sử, chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam mới có đủ tư cách lãnh đạo dân tộc, đất nước. Bất kỳ một đảng phái nào đòi chia quyền lãnh đạo với Đảng Cộng sản Việt Nam đều là đi ngược với lịch sử. Thứ hai, địa chính trị Việt Nam rất quan trọng, là vị trícác nước lớn đều muốn chia phần. Nếu đa đảng, trong khi kinh tế còn yếu, dễ bị nước ngoài tác động, dễ gây nội chiến. Nếu Việt Nam cũng thực hiện đa đảng, ai dám đảm bảo các đảng phái sẽ không bị các quốc gia khác tác động để gây rối loạn xã hội, một điều thường xảy ra ở các nước đa đảng khác trên thế giới?

Hãy xem Ukraina, một nước XHCN chuyển hướng sang TBCN, kinh tế - chính trị yếu, nay lại rơi vào cuộc xung đột với Nga, điều này đã giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Ukraine, gây ra thiệt hại to lớn cho cơ sở hạ tầng. Nước này đang gặp nhiều khó khăn để duy trì nền kinh tế, người dân Ukraine hiện phải gánh chịu và đối mặt với hoàn cảnh khắc nghiệt chưa từng có.

Nói đa đảng sẽ đem lại thịnh vượng cũng là nói láo. Ở châu Âu, ngoài các nước thuộc nhóm G20 là các nước giàu có, ít chiến tranh thì còn lại là các nước trung bình, không có gì nổi bật. Các nước có điều kiện giống tương tự Việt Nam về lịch sử, như Pakistan, Bangladesh, SriLanca cũng giành được độc lập hơn trên dưới 50 năm nay và cũng lựa chọn con đường đa nguyên (mặc dù đôi khi do sự rối loạn của hệ thống chính trị đa nguyên mà các chính quyền quân sự độc tài xuất hiện) nhưng lại là những nước chậm phát triển nhất, thường xuyên bất ổn về mặt chính trị vì biểu tình, bạo lực, khủng bố, thậm chí nội chiến. Như vậy, mặc dù là các nước lựa chọn con đường đa nguyên trước Việt Nam hàng mấy chục năm, không hề bị chiến tranh, lại được sự trợ lực của Mỹ và nhiều nước phương Tây; nhưng Pakistan và Bangladesh… vẫn không phải là các nước phát triển. Còn với Sri Lanca, hiện đang rơi vào suy thoái kinh tế nghiêm trọng, lạm phát tăng vọt và kho dự trữ ngoại tệ cạn kiệt, khiến đất nước lâm vào khủng hoảng. Ở Nam Mỹ, các nước như Bolivia, Peru… mặc dù diện tích và dân số nhỏ hơn Việt Nam nhiều, vốn là sân sau của Mỹ, cũng lựa chọn con đường đa nguyên mấy chục năm nay nhưng các cải cách xã hội thường diễn ra chậm chạp vì thường xuyên bất ổn vì hệ thống chính trị.

Nhìn tổng quát tình hình chính trị gần đây trên thế giới, các nước bất ổn về chính trị hoàn toàn là các nước có thể chế đa nguyên, đa đảng. Các nước XHCN không hề bất ổn chính trị, môi trường sống an toàn. Một khi bất ổn về chính trị thì khó có thể yên bình để phát triển kinh tế. 

Như vậy, xin thưa với các nhà “zân chủ” rằng, một thực tế không thể phủ nhận là, đa đảng không có nghĩa là có dân chủ và ổn định chính trị như các vị kêu gào. Hãy nhìn vào thực tế và bớt kêu gào đi nếu không muốn làm những kẻ “tội đồ” của lịch sử!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét