Như thường lệ, mỗi khi Đảng
ta quyết định xử lý những cán bộ cấp cao do vi phạm pháp luật, điều lệ Đảng,
lập tức xuất hiện những suy luận hàm hồ, vô căn cứ của các phần tử phản động,
thù địch nhằm chống phá, cố tình gây hiểu sai về công tác cán bộ của Đảng.
Mới đây, việc Ban Chấp hành Trung ương họp phiên bất thường kỷ luật
ông Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế, ông Chu Ngọc Anh - Chủ tịch UBND Thành
phố Hà Nội và quyết định bắt tạm giam của Bộ Công an. Ngày 08/6, một số trang
facebook ở nước ngoài trong đó có trang facebook “Hong Ho” đã trích dẫn bài báo
của Thông tấn xã Việt Nam với nội dung: “Công phu, bài bản, chặt chẽ, đa số cán
bộ, đảng viên, nhân dân đánh giá công tác chuẩn bị nhân sự trình đại hội XIII
đã được Ban chấp hành Trung ương khóa XII triển khai từ rất sớm, với cách làm
bài bản, thận trọng dân chủ, khách quan, tạo ra sự đoàn kết, thống nhất cao
trong Đảng và sự tin tưởng tuyệt đối của các tầng lớp nhân dân”. Từ đó, bài viết cố tình suy diễn với
hàm ý “mỉa mai” công tác cán bộ của Đảng là sai lầm: “Công phu, bài bản, chặt chẽ. Tức đã chọn ra những người
tốt nhất có thể, gói trong mặt bằng 5 triệu đảng viên, đương nhiên. Mới hơn một
năm, những người tốt nhất từ cuộc lựa chọn công phu, bài bản, chặt chẽ ấy bị bắt
đếm không kịp”. Mục
đích cuối cùng của bài viết là nhằm bóp méo sự thật, phủ nhận công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, xuyên tạc chủ trương, đường lối, thực tiễn công tác
phòng, chống tham nhũng của Đảng, gây hiểu sai trong dư luận nhân dân về công
tác cán bộ của Đảng để chia rẽ khối đại đoàn kết, gây tâm lý mơ hồ, hoài nghi
trong suy nghĩ của cán bộ, đảng viên, nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng và
sự quản lý của Nhà nước. Thế nhưng “cây ngay bóng thẳng”. Những luận điệu lòe
bịp không thể xuyên tạc sự thật!
Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam là
tổ chức chính trị của một giai cấp, gồm những người tiêu biểu nhất, có ý thức
sâu sắc nhất về quyền lợi giai cấp và đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp đó.
Do là một tổ chức với hơn 5,4 triệu đảng viên nên không thể tránh khỏi trong
Đảng ta sẽ có một số đảng viên thoái hóa biến chất, vi phạm kỷ luật đảng. Vụ
Việt Á hay tất cả vụ án khác có đảng viên của Đảng trực tiếp hay gián tiếp liên
quan thì đó cũng chỉ là thiểu số rất nhỏ, là những “con sâu làm rầu nồi canh”
chứ không phải là toàn thể đảng viên, càng không thể là Đảng ta. Vì vậy, không
thể đánh đồng khái niệm giữa thiểu số với toàn bộ, giữa hiện tượng với bản chất
như lập luận của bài viết đưa ra.
Thứ hai, công tác xây dựng Đảng
được triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục và lần lượt trên cả hai mặt
“xây” và “chống”, trong đó “xây” là cơ bản, lâu dài, “chống” là quan trọng, cấp
bách. Hai nhiệm vụ này luôn song hành, kết hợp nhuần nhuyễn nhằm làm trong sạch
đội ngũ, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng. Nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận,
dù Đảng rất coi trọng công tác cán bộ và Nhà nước pháp quyền luôn nghiêm túc
nêu cao tính thượng tôn pháp luật, song, buồn và nhức nhối là trước tác
động mặt trái của cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập, một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên thời gian qua đã sa ngã, thoái hóa, biến chất vi phạm kỷ luật
Đảng, pháp luật Nhà nước là chuyện đã được Đảng ta dự báo từ trước, song không
thể tránh được. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã từng dạy “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có
sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến
và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Điều này có thể thấy từ
nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thời gian qua, nhất là gần đây như,
Ban Chấp hành Trung ương họp phiên bất thường
kỷ luật đồng chí Nguyễn Thanh Long - Bộ
trưởng Bộ Y tế, đồng chí Chu Ngọc Anh - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và quyết
định bắt tạm giam của Bộ Công an.
Thứ ba, từ sự việc nêu trên nhìn rộng ra, chưa bao
giờ tính nghiêm túc thượng tôn pháp luật của Nhà nước pháp quyền được nêu cao
như hiện nay. Đảng đang quyết tâm không ngừng nghỉ trong đẩy lùi tham nhũng,
tiêu cực. Việc này thể hiện rất rõ ở Quy định số 32-QĐ/TW của Bộ Chính trị với việc,
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng có thêm nhiệm vụ mới là
phòng, chống tiêu cực và được đổi tên thành Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực. Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng đã thống nhất chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Những người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Chính
phủ cũng thể hiện rõ quan điểm không bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành
vi sai phạm. Như khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, là “không có vùng
cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”.
Như vậy, những quyết định
trong xử lý cán bộ sai phạm từ các cơ quan Đảng, Nhà nước làm dư luận xã hội
rất tin tưởng, ủng hộ. Phản hồi từ nhân dân và chính nội bộ đảng viên đã cho
thấy sự đồng tình trước chế tài xử lý, hình thức xử phạt đối với những cán bộ
thoái hóa, biến chất. Bởi lẽ mức phạt đó rất nghiêm khắc, vừa cân xứng giữa
hành vi phạm tội và hình phạt, lại đủ sức giáo dục, răn đe và cảnh tỉnh. Tất cả
đều hướng tới mục đích xây dựng Đảng và làm trong sạch bộ máy Nhà nước. Thế nên
dù các thế lực thù địch muốn bôi đen, xuyên tạc công tác nhân sự của Đảng thế
nào thì cuối cùng, chân lý vẫn là sự thật, lòng dân tin Đảng không thể thay
đổi!.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét