VẠCH TRẦN ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN NHẰM XÓA BỎ CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
Trucvang
Với âm mưu, thủ đoạn nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, các thế lực thù địch thường xuyên sử dụng chiêu bài “đa
nguyên chính trị” làm khâu đột phá. Họ rêu
rao rằng “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập là điều kiện cần thiết để thực
thi dân chủ ở Việt Nam”.
Thực chất của luận điệu này là nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, làm cho cách mạng Việt Nam mất phương hướng, từ đó thực hiện dã tâm
xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Thực tiễn cách mạng đã
chứng minh rằng, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam không hề đối lập với
việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, mà ngược lại nó là yêu cầu tất yếu
của việc xây dựng và đảm bảo một chế độ dân chủ thực sự của dân, do dân và vì
dân; là ngọn nguồn của mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Mọi chủ trưng,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều thể hiện nguyện vọng
và ý chí của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân. Vì vậy, luận điệu
của những kẻ nhân danh “dân chủ, nhân quyền” để đòi đa nguyên chính trị ở Việt Nam hoàn toàn không có cơ sở khoa học, bộc lộ rõ
âm mưu chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa thông qua việc phủ nhận sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bên cạnh việc phủ nhận vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các thế lực thù địch còn thường
xuyên tìm cách chống phá sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta. Lợi dụng sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và
Đông Âu chúng đã xuyên tạc về chế độ công hữu, tìm cách phủ nhận vai trò chủ
đạo của kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể; rêu rao về sự không thể dung hòa
giữa kinh tế thị trường với chủ nghĩa xã hội… Chúng ta đều biết, xuyên suốt
trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, Đảng ta luôn nhất quán
chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, với nhiều hình thức sở hữu.
Trong đó, nhận thức về kinh tế thị trường của Đảng ta cũng ngày càng sáng rõ.
Đảng ta xác định: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình
kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là
nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ
theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội
chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù
hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước”. Đảng ta cũng chỉ rõ: “Nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế, trong đó: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh
tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư
nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến
khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội”. Các thành phần kinh tế trên không đối lập, không cản trở mà còn
tạo điều kiện thuận lợi và là nhân tố quan trọng trong sự phát triển của kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Rõ ràng, quan tâm tới sự lớn mạnh
của thành phần kinh tế nhà nước trong sự phát triển của kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa chính là sự quan tâm phát triển cơ sở kinh tế, giữ vững
định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vì
lợi ích của toàn thể nhân dân. Vậy nên, chúng ta cần hết sức cảnh giác và tỉnh
táo trước những luận điệu của các thế lự thù địch nhằm làm suy yếu thành phần
kinh tế nhà nước hòng thực hiện mục tiêu xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước
ta.
Như vậy, có thể thấy rằng,
âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch là hết sức nham hiểm, chúng vẫn
thường xuyên tìm mọi cách chống phá cách mạng Việt Nam, nhằm xóa bỏ chế độ xã
hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã dày công xây dựng. Chúng ta cần
đề cao cảnh giác và vạch trần âm mưu thâm độc đó, bảo vệ sự phát triển của chế
độ xã hội chủ nghĩa, vì ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét