Việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam
các ông Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế); Chu Ngọc Anh (cựu Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội) ngay sau khi các ông này bị xử lý kỷ luật Đảng và chính quyền, được dư
luận xã hội đặc biệt quan tâm. Lợi
dụng vụ việc trên, một số đối tượng như Lê Huyền Ái Mỹ, Lâm Bình Duy Nhiên đã
đăng tải một số bài viết trên blog Tiếng Dân nhằm xuyên tạc, phủ nhận những nỗ lực, kết quả công tác đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, nói xấu nguyên tắc sinh hoạt Đảng nhằm hạ thấp vị
trí, vai trò của Đảng, gây mất đoàn kết nội bô và làm giảm niềm tin của nhân
dân đối với Đảng.
Do đó, đối với bất kỳ người đọc nào, thì việc tỉnh táo nhận diện những
thủ đoạn chia rẽ, chống phá qua các luận điệu đó là hết sức cần thiết; đồng thời
cần nắm chắc, hiểu rõ các căn cứ xác thực, cả về thực tiễn và lý luận có tính
thuyết phục để phản bác, bác bỏ những thông tin, luận điệu sai trái đó.
Thứ nhất, phòng, chống tham nhũng luôn là công việc thiết yếu, thường
xuyên của bất kỳ một nhà nước, quốc gia nào. Tham nhũng là “khuyết tật bẩm
sinh” của quyền lực, là một hiện tượng phổ biến, xảy ra ở nhiều nước trên thế
giới, tình trạng tham nhũng thậm chí còn xảy ra ở cả những nguyên thủ quốc gia.
Hiện nay trên thế giới chưa có một xã hội, quốc gia nào là không có tham nhũng,
tiêu cực. Thời đại nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có, không thể xoá tận gốc
tham nhũng trong xã hội có nhà nước. Cho nên việc cố tình xuyên tạc, bóp méo rằng
tham nhũng chỉ xảy ra ở những nước có chế độ một đảng lãnh đạo như Việt Nam là
những luận điệu rẻ tiền, lạc lõng.
Đối với Việt Nam, thời gian qua, công cuộc phòng, chống tham nhũng được
Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành kiên trì với quyết tâm cao, với phương châm
“không có vùng cấm”, bất kỳ ai, ở cương vị nào cũng chịu trách nhiệm trước pháp
luật đối với những vi phạm do bản thân mình gây ra khi những hành vi vi phạm đó
gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, làm thiệt hại tài sản và quyền lợi của
Nhà nước và Nhân dân.
Thứ hai, tập trung dân chủ là nguyên tắc để xây dựng một tổ chức thống
nhất, chặt chẽ, kỷ luật; vừa phát huy được tính chủ động, năng động, sáng tạo mỗi
người vừa kiểm soát được dân chủ quá đà. Là đại biểu trung thành với lợi ích của
Giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc, là lực lượng lãnh đạo
toàn dân hướng đến xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh cho nên, Đảng phải được tổ chức, sinh hoạt và hoạt động theo nguyên tắc
tập trung dân chủ, tất nhiên tập trung và dân chủ có mối liên hệ chặt chẽ, bổ
trợ và phát huy lẫn nhau.
Bất cứ luận điệu nào cho rằng tập trung và dân chủ là hai mặt đối lập, nếu
thực hiện tập trung sẽ tất yếu dẫn đến thu hẹp dân chủ, triệt tiêu dân chủ và
ngược lại, nếu muốn thực hiện dân chủ, ắt phải từ bỏ tập trung thì rõ ràng đó
là sự xuyên tạc phản khoa học với mục đích, dụng ý chống phá vô tình hoặc hữu
ý.
Quyết tâm chính trị trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng được
thể hiện rõ nét từ người đứng đầu Đảng, Nhà nước cho tới cả hệ thống chính trị.
Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm đã
được xử lý nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật, vừa có tác dụng cảnh báo,
răn đe; vừa siết chặt kỷ luật, kỷ cương của Đảng, được cán bộ, đảng viên và
nhân dân đồng tình, ủng hộ; được dư luận quốc tế đánh giá cao. Điều đó cho thấy
quyết tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước ta trong đấu tranh phòng, chống tham
nhũng; đồng thời cũng chứng tỏ năng lực, bản lĩnh của Đảng, Nhà nước trong việc
phát hiện, xử lý tình trạng tham nhũng của cán bộ, đảng viên, kể cả những người
đã và đang giữ chức vụ quan trọng từ trung ương tới địa phương.
Việc tăng cường đấu tranh phòng, chống tham nhũng cũng là cách để mỗi
cán bộ, đảng viên thêm vững tin vào Đảng, vào chế độ – một đảng sinh ra không
phải để làm quan phát tài, mà luôn lấy sự phồn vinh của dân tộc, hạnh phúc của
Nhân dân làm mục tiêu cao nhất./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét