Mỗi một
quốc gia trên thế giới đều phải trải qua những cuộc chiến gìn giữ đất nước, chủ
quyền dân tộc. Nhiều dân tộc chiến thắng, giữ gìn được nền độc lập của mình
nhưng có đất nước lại bị đô hộ, bị đồng hóa. Dân tộc Việt Nam là dân tộc phải
trải qua nhiều cuộc chiến tranh giành và giữ độc lập dân tộc, chur quyền và
toàn vẹn lãnh thổ hơn bất cứ dân tộc nào trên thế giới. Dân tộc Việt Nam đã
phải chống lại và vượt qua những đội quân xâm lược hung mạnh nhất để có được
độc lập, chủ quyền như ngày nay. Và để làm được điều đó, yếu tố cơ bản nhất
chính là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là
một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi”.
Tinh
thần đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam không chỉ dừng lại ở tư tưởng mà nó đã
trở thành chân lý, một chân lý được kiểm nghiệm bằng thực tiễn lịch sử suốt hơn
4000 năm. Ngày nay, trước sự thay đổi to lớn của thế giới xã hội loài người,
chân lý đó cũng không hề thay đổi mà nó
còn trở nên sâu sắc hơn, bền chặt hơn. Dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua rất nhiều khó khăn thử thách, và đã giành
được những thắng lợi to lớn đáng ghi nhận trên tất cả các lĩnh vực. Đất nước
trải qua hơn 35 năm đổi mới đã trở lên to đẹp hơn, giàu mạnh hơn. Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm
lực, vị thế và uy tín như ngày hôm nay. Trong tiến trình xây dựng đất nước tiến
lên chủ nghĩa xã hội thì việc phát huy cao độ tinh thần đại đoàn kết toàn dân
tộc là một nội dung tất yếu, không thể thiếu trong mọi hoạt động.
Trong
giai đoạn hiện nay, khối đại đoàn kết toàn dân tộc không chỉ dừng lại ở sự đoàn
kết của đồng bào trong nước, mà còn phải kể đến kiều bào Việt Nam đang sinh
sống và làm việc ở nước ngoài. Đây là một bộ phận không thể tách rời và có tiềm
lực rất lớn đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong Văn kiện Đại hội XI
(năm 2011), Đảng chỉ rõ: “Đồng bào định cư ở nước ngoài là một bộ phận không
tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”. Đây là tư tưởng xuyên suốt của Đảng
trong lãnh đạo công tác về người Việt Nam ở nước ngoài. Đảng và Chính phủ cũng
ra rất nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện công tác này như: Nghị quyết 36-NQ/TW
ngày 26/03/2004, Chỉ thị 45-CT/TW của Bộ
Chính trị ngày 19/5/2015 về công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Mới đây nhất,
Bộ Chính trị đã ra Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 một lần nữa đã nhấn mạnh
việc khuyến khích và tạo điều kiện để đồng bào Việt Nam ở nước ngoài đóng góp
tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính phủ cụ thể hóa bằng
Nghị quyết số 169/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về công
tác người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2021-2026 ngày 31/12/2021. Có thể
thấy, trong các văn bản của Đảng và Chính phủ, vấn đề người Việt Nam ở nước
ngoài rất được quan tâm và chú trọng.
Trên
thực tiễn, vấn đề người Việt Nam ở nước ngoài cũng đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố và
phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, trong hai năm
2020-2021, sự tác động của đại dịch Covid-19 càng cho thấy tinh thần đoàn kết
toàn dân tộc Việt Nam được thể hiện một cách rõ rệt. Với tinh thần “không để ai
bị bỏ lại phía sau” Đảng và Nhà nước ta đã tổ chức hàng trăm chuyến bay cứu trợ
đón hàng tram nghìn đồng bào ở nước ngoài về nước tránh dịch và chữa bệnh do
Covid-19 gây ra. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước cũng thực hiện các biện pháp hỗ
trợ đồng bào ở nước ngoài trong công tác phòng chống dịch, đảm bảo cuộc sống ở
nước ngoài. Ngược lại, đồng bào Việt Nam ở nước ngoài cũng đã ủng hộ hàng tram
tỷ đồng gửi về nước ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Điều này
một lần nữa chứng minh cho chân lý “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là
một” mãi mãi không bao giờ thay đổi./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét