Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng, công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí của chúng ta đã được đẩy
mạnh và thực hiện một cách hiệu quả, với nhiệu vụ án tham nhũng lớn cùng nhiều
quan chức cao cấp trong bộ máy nhà nước được đưa ra xét xử. Từ đó từng bước tạo
niềm tin lớn trong nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào đội ngũ cán bộ các
cấp. Việt Nam chúng ta đã được tổ chức minh bạch quốc tế (TI) đánh giá cao và
nâng mức xếp hạng lên từ 36 lên 39 điểm năm 2021.
Tuy nhiên, với bản chất thâm độc và âm mưu gây mất ổn định chính trị
trên đất nước ta, muốn lật đỗ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các thế
lực thù địch luôn tìm mọi thủ đoạn để chống phá ta, trong đó chống phá, xuyên
tạc nhiều nhất trên mạng xã hội hiện nay là về công tác phòng, chống tham
nhũng, nhất là mỗi khi có những vụ việc mới về xử lý kỷ luật Đảng, bắt tạm
giam, khởi tố để thực hiện quy trình điều tra, xét xử một vụ việc tham nhũng,
tiêu cực, như việc khai trừ Đảng, bãi bỏ tư cách đại biểu Quốc hội, HĐND, miễn
nhiệm chức vụ, khởi tố, bắt tạm giam đối với hai vị cán bộ cấp bộ trưởng, chủ
tịch một thành phố lớn liên quan đến vụ án Công ty Việt Á vừa qua.
Gần đây khi đọc bài viết trên baotiengdan và một số trang RFA, VOA… lợi
dụng vụ Việt Á để xuyên tạc về cơ chế “dân chủ tập trung”, cho rằng vụ Việt Á
nó không đơn giản là “lợi dụng chức vụ” hay dối trên lừa dưới… “Dân chủ tập
trung” thế nào mà để cả bộ sậu làm sai, làm đểu vậy? Chúng còn bịa dẫn rằng,
người ta hoàn toàn có thể nghi vấn các ông thông đồng với nhau hoặc cơ chế “dân
chủ tập trung” của các ông có vấn đề!. Chúng cố tình xuyên tạc, phủ nhận những
nỗ lực, kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, phòng, chống dịch
thời gian qua. Theo những kẻ này, đó chỉ là những cách Đảng “che mắt thế gian
theo kiểu đánh ai và ai đánh?”, “ta đánh mình, mình đánh ta”… Rồi rằng việc
Đảng, Nhà nước tăng cường phòng, chống tham nhũng thực chất chỉ là “trò đánh
trống khua chiêng nhằm che mắt thế gian”, thực chất là “đấu đá nội bộ”… Đây là
những luận điệu hết sức thâm độc nhằm gieo rắc tâm lý hoài nghi, dao động, mất
niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng; gây mất đoàn kết nội bộ, kích
động xu hướng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, nhất là đối với một số cán bộ,
đảng viên có lập trường tư tưởng không vững vàng, có tâm lý bất mãn.
Do đó, đối với bất kỳ người tham gia mạng xã hội nào, thì việc tỉnh táo
nhận diện những thủ đoạn chia rẽ, chống phá qua các luận điệu đó là hết sức cần
thiết; đồng thời cần nắm chắc, hiểu rõ các căn cứ xác thực - cả về thực tiễn và
lý luận có tính thuyết phục - để phản bác, bác bỏ những thông tin, luận điệu
sai trái đó.
Thứ nhất, phòng, chống tham nhũng luôn là công việc cần kíp,
thường xuyên của bất kỳ một nhà nước, chính thể nào. Hiện nay trên thế giới
chưa có một xã hội, quốc gia nào là không có tham nhũng, tiêu cực. Theo Tổ chức
Minh bạch Quốc tế, tham nhũng là một hiện tượng phổ biến, xảy ra ở nhiều nước
trên thế giới trong đó “phần lớn tham nhũng xảy ra ở các quốc gia có chế độ đa
đảng, “tam quyền phân lập”. Tham nhũng là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực,
mà đối với chính thể tam quyền phân lập càng dễ bề tham nhũng. Chúng ta thấy ở
một số nước châu Á, tình trạng tham nhũng thậm chí còn xảy ra ở cả những nguyên
thủ quốc gia như Hàn Quốc, Malayxia… Thời đại nào, chế độ nào, quốc gia nào
cũng có, không thể xoá tận gốc tham nhũng trong xã hội có nhà nước, mà chỉ có
thể dùng sức mạnh của hệ thống pháp luật để hạn chế đến mức thấp nhất tình
trạng tham nhũng, lãng phí trong bộ máy công quyền. Cho nên việc cố tình xuyên
tạc, bóp méo rằng tham nhũng chỉ xảy ra ở những nước có chế độ một đảng lãnh
đạo như Việt Nam là những luận điệu trò hề lạc lõng.
Đối với Việt Nam, thời gian qua, công cuộc phòng, chống tham nhũng được
Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành kiên trì với quyết tâm cao, với phương châm
“không có vùng cấm”, bất kỳ ai, ở cương vị nào cũng chịu trách nhiệm trước pháp
luật đối với những vi phạm do bản thân mình gây ra khi những hành vi vi phạm đó
gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, làm thiệt hại tài sản và quyền lợi của
Nhà nước và Nhân dân mà trước đây chưa có tiền lệ. Tiêu biểu như khởi tố và xét
xử nguyên Ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng, Cựu bộ trưởng Bộ thông tin và
truyền thông Trương Minh Tuấn, rồi mới đây nhất là khởi tố và bắt tạm giam hai
ủy viên Trung ương Đảng, là Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Chủ tịch UBND
Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh…
Thứ hai, tập trung dân chủ là nguyên tắc để xây dựng một tổ chức
thống nhất, chặt chẽ, kỷ luật; vừa phát huy được tính chủ động, năng động, sáng
tạo mỗi người vừa kiểm soát được dân chủ quá đà. Là liên minh tự nguyện của
những người cùng chung chí hướng cộng sản, cùng đồng chí, đồng lòng đấu tranh
để xây dựng một chế độ xã hội tự do, dân chủ, công bằng vì con người và cho con
người thì tất yếu Đảng Cộng sản phải là một tổ chức dân chủ mới phù hợp với bản
chất và mục đích; đồng thời, phải được tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật và thống
nhất mới đảm đương được sứ mệnh lịch sử ấy. Cho nên, Đảng phải được tổ chức,
sinh hoạt và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tất nhiên tập trung
và dân chủ có mối liên hệ chặt chẽ, bổ trợ và phát huy lẫn nhau.
Bất cứ luận điệu nào cho rằng tập trung và dân chủ là hai mặt đối lập, họ
có ý rằng nếu thực hiện tập trung sẽ tất yếu dẫn đến thu hẹp dân chủ, triệt
tiêu dân chủ và ngược lại, nếu muốn thực hiện dân chủ, ắt phải từ bỏ tập trung
thì rõ ràng đó là sự xuyên tạc phản khoa học với mục đích, dụng ý chống phá vô
tình hoặc hữu ý đến nguyên tắc tổ chức cao nhất của Đảng và Hệ thống chính trị
của nước ta.
Quyết tâm chính trị trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng
được thể hiện rõ nét từ người đứng đầu Đảng, Nhà nước cho tới cả hệ thống chính
trị. Thời gian qua, nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận
xã hội quan tâm đã được xử lý nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật, vừa có
tác dụng cảnh báo, răn đe; vừa siết chặt kỷ luật, kỷ cương của Đảng, được cán bộ,
đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ; được dư luận quốc tế đánh giá cao.
Điều đó cho thấy quyết tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong đấu tranh
phòng, chống tham nhũng; đồng thời cũng chứng tỏ năng lực, bản lĩnh của Đảng,
Nhà nước trong việc phát hiện, xử lý tình trạng tham nhũng của cán bộ, đảng
viên, kể cả những người đã và đang giữ chức vụ quan trọng từ trung ương tới địa
phương.
Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản hàng đầu của
Đảng và hệ thống chính trị Việt Nam, thực hiện nguyên tắc này cùng với nguyên
tắc tập thể lãnh đạo, phân công cá nhân phụ trách và nguyên tắc tự phê bình và
phê bình là cơ sở để phát huy cao nhất vai trò trách nhiệm của cán bộ, đảng
viên, tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, phát huy dân chủ trong Đảng và
toàn dân. Từ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ sẽ ảnh hưởng đến sự sống còn của
Đảng, do vậy các thế lực thù địch đã tìm mọi cách để xuyên tạc, chống phá
nguyên tắc này bằng cách lợi dụng các vụ việc tham nhũng của một số cán bộ cấp
cao đã bị Đảng ta phát giác, khởi tố, điều tra, xử lý. Đây là thủ đoạn hết sức
tinh vi, nham hiểm của các thế lực thù địch, vì vậy mỗi cán bộ, đảng viên phải
tích cực đấu tranh chống lại âm mưu thâm độc của chúng, góp phần giữ vững sự
lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội như Điều 4, Hiến pháp 2013 đã xác định./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét